Tố cáo là việc cá nhân dựa theo thủ tục những quy định của Luật để thông báo, tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của những cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bên cánh đó, người dân cũng có thể viết đơn tự tố cáo gửi đến những cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết trong trường hợp có những người có hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Vậy, cách viết đơn tố cáo tội đánh người gây thương tích như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cách viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích như thế nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về tố cáo
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 khái niệm của tố cáo như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Thủ tục nộp đơn tố cáo đánh người gây thương tích
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi phát hiện có hành vi cố ý gây thương tích xảy ra trên thực tế thì công dân có quyền tố cáo tội cố ý gây thương tích lên cơ quan công an để cơ quan có thẩm quyền điều tra và giải quyết.
- Đầu tiên bạn cần nộp đơn trình báo, tố giác tội phạm (thường được gọi là đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích) lên cơ quan công an cấp huyện nơi có hành vi cố ý gây thương tích.
- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
- Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng theo Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
- Nếu sau thời hạn hai tháng, Cơ quan công an không giải quyết trường hợp này của bạn hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Thủ trưởng Cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
Mẫu đơn tố cáo đánh người gây thương tích
Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích
Đơn tố cáo phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu, thể hiễn rõ ngày, tháng, năm làm đơn và các nội dung sau:
Phần kính gửi
Ghi rõ tên cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích. Như đã đã cập ở trên, cơ quan tiếp nhận đơn trong trường hợp này là cơ quan Công an xã/phường hoặc Công an quận/huyện xảy ra vụ việc.
Thông tin người tố cáo và người bị tố cáo
Cần thể hiện các thông tin sau:
Họ và tên người tố cáo, người bị tố cáo;
Năm sinh;
Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
Địa chỉ đăng ký thường trú;
Địa chỉ liên hệ;
Số điện thoại liên lạc.
Lý do tố cáo
Để đơn tố cáo được xem xét và cho cơ quan Công an có căn cứ để điều tra xác minh, người làm đơn cần giải trình rõ các nội dung như:
Nguyên nhân dẫn đến sự việc,
Diễn biến và địa điểm xảy ra sự việc,
Thời điểm bắt đầu và kết thúc hành vi vi phạm,
Quan hệ của người bị hại với đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích (có mâu thuẫn, thù oán gì không?)
Mô tả rõ đặc điểm về các đối tượng đó để công an truy tìm,
Có hay không việc can ngăn, chống đỡ, cấp cứu,…
Giám định của cơ sở y tế kết luận về thương tích và tình trạng sức khỏe của người bị hại…
Có nhân chứng không,….
Yêu cầu giải quyết tố cáo
Sau khi tóm tắt lại vụ việc, bạn cần chốt lại yêu cầu giải quyết xử lý hình sự với đối tượng đã cố ý thực hiện hành vi gây thương tích:
Đưa ra căn cứ pháp lý chứng minh hành vi của người bị tố cáo đã vi phạm điều khoản nào theo quy định của pháp luật.
Đề nghị Cơ quan Công an giải quyết, xem xét trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật để có căn cứ xử lý đối tượng có hành vi đánh người gây thương tích theo quy định pháp luật.
Mức phạt đối với tội đánh người, hành vi cố ý gây thương tích
– Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định mức xử phạt hành chính: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
– Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định chế tài xử phạt đối với hành vi cố ý gây thương tích như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Một số lưu ý cơ bản khi viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích
– Thứ nhất là phải tiến hành nộp đơn tố cáo đánh người, hành vi cố ý gây thương tích đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, điền đầy đủ và chính xác mọi thông tin, phần thuật lại sự việc phải trình bày rõ sự việc càng chi tiết càng tốt.
– Thứ hai là về các hồ sơ tài liệu kèm theo đặc biệt là kết quả giám định thương tật vì nó là căn cứ quan trọng nhất để quyết định đến việc Cơ quan điều tra có ra quyết định khởi tố vụ án hay không
– Thứ ba là để cấu thành nên tội cố ý gây thương tích theo BLHS năm 2015 thì còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố về như: Chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan; các yếu tố khác như động cơ, mục đích, công cụ phương tiện gây án,…
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tội chống người thi hành công vụ gây thương tích xử lý thế nào?
- Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt
- Bản án tội Cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích như thế nào”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, kết hôn với người Nhật Bản, VSATTP trong cơ sở khám chữa bệnh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc giải quyết tố cáo như sau:
Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Khi hành vi cố ý gây thương tích xảy ra và tùy theo mức độ của thương tật, có thể làm đơn trình báo ra cơ quan điều tra công an xã/phường hoặc công an quận/huyện nơi có hành vi vi phạm xảy ra.
Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc về:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.