Đi xem bói là một hành vi rất phổ biến; và còn được coi là truyền thống vào ngày đầu năm mới nhằm mục đích đoán biết quá khứ hiện tại và dự đoán tương lai. Tuy nhiên nhiều người đã lợi dụng việc xem bói để lừa đảo; kiếm lợi nhuận; và thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng người khác; nên pháp luật đã nghiêm cấm hành vi xem bói và có mức xử phạt cụ thể. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc cán bộ, công chức đi xem bói? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015
- Luật cán bộ, công chức 2008
- Nghị định 158/2013/NĐ-CP
- Nghị định 34/2011/NĐ-CP
- Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL
- Chỉ thị 26/CT-TTg
- Quy định số 47-QĐ/TW
- Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW
Đi xem bói là hành vi trái pháp luật
Căn cứ theo Điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2015; thì xem bói là một trong những hành vi mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác; trái với tự nhiên; gây tác động xấu về nhận thức; do đó các cá nhân hoặc tổ chức không được tổ chức những lễ hội hoặc hoạt động có dấu hiệu trên. Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật nghiêm cấm hành vi đi xem bói của tất cả các các nhân bất kể là người có chức vụ quyền hạn hay không.
Điều 4. Yêu cầu về nội dung lễ hội
3. Thực hiện các quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa, không tổ chức các lễ hội có nội dung:
b) Mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm:
– Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép.
– Lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa.
– Các hình thức mê tín dị đoan khác.
Một số hình thức xem bói phổ biến hiện nay là tử vi, xem chỉ tay, bói dịch….; Tất cả các hình thức xem bói này đều bị nghiêm cấm và bị xử phạt. Theo đó người xem bói sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc xem bói để trục lợi; và thậm chí có thể bị phạt tù lên đến 10 năm nếu làm chết người hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người đi xem bói sẽ không bị phạt tiền hoặc chịu trách nhiệm hình sự như người tổ chức xem bói. Tuy nhiên; nếu hành vi đi xem bói gây rối loạn trật tự công cộng ảnh hưởng đến an ninh; thì người đi xem bói có thể bị xử phạt về hành vi tụ tập, gây rối trật tự công cộng; với mức phạt tù lên đến 07 năm.
Ví dụ: Chị A và chị B cùng đi xem bói tại nhà thầy C rất nổi tiếng trong vùng. Vì muốn được gặp thầy trước nên chị A và chị B đã tranh nhau và xảy ra cãi vã dẫn đến xô xát. Hành vi này gây rối loạn trật tự khu vực nên có thể bị kết tội gây rối trật tự công cộng tùy theo mức độ thiệt hại mà hai người gây ra.
Cán bộ, công chức đi xem bói bị xử lý như thế nào?
Cá nhân nào là cán bộ, công chức nhà nước khi đi xem bói; ngoài việc bị xử lý như những trường hợp đã nêu trên; thì còn phải chịu mức xử lý riêng trong những trường hợp; như đi xem bói trong giờ làm việc hoặc cán bộ, công chức là Đảng viên.
Cán bộ, công chức đi xem bói trong giờ làm việc
Căn cứ theo khoản a Điều 3 Chỉ thị 26/CT-TTg; thì cán bộ, công chức không được sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng. Theo đó; nếu có hành vi vi phạm; cán bộ, công chức có thể bị xử lý kỷ luật với những hình thức như khiển trách hoặc cảnh cáo cho hành vi của mình.
Nếu cá nhân là công chức có hành vi đi xem bói trong giờ làm việc; thì có thể bị xử lý theo khoản 7 Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP với hình thức khiển trách.
Nếu cá nhân là cán bộ có hành vi đi xem bói trong giờ làm việc; thì có thể bị xử lý theo quy định của Luật cán bộ công chức 2008; với những hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Cán bộ, công chức đi xem bói là Đảng viên
Căn cứ theo quy định số 47-QĐ/TW và hướng dẫn 03-HD/UBKTTW; thì một trong 19 điều Đảng viên không được làm là có hành vi mê tín hoặc hoạt động mê tín như đốt đồ mã, thầy cúng thầy bói. Theo đó hành vi mê tín được xem là hành vi vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo; nên có khả năng bị khai trừ ra khỏi Đảng nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm việc cán bộ, công chức đi xem bói; và nếu cá nhân nào vi phạm sẽ có thể bị xử lý kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng; và thậm chí có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại nghiêm trọng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2015; thì xem bói là một trong những hành vi mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác; trái với tự nhiên; gây tác động xấu về nhận thức; do đó các cá nhân hoặc tổ chức không được tổ chức những lễ hội hoặc hoạt động có dấu hiệu trên. Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật nghiêm cấm hành vi đi xem bói của tất cả các các nhân bất kể là người có chức vụ quyền hạn hay không.
Nếu cá nhân là công chức có hành vi đi xem bói trong giờ làm việc; thì có thể bị xử lý theo khoản 7 Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP với hình thức khiển trách.
Nếu cá nhân là cán bộ có hành vi đi xem bói trong giờ làm việc; thì có thể bị xử lý theo quy định của Luật cán bộ công chức 2008; với những hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Căn cứ theo quy định số 47-QĐ/TW và hướng dẫn 03-HD/UBKTTW; thì một trong 19 điều Đảng viên không được làm là có hành vi mê tín hoặc hoạt động mê tín như đốt đồ mã, thầy cúng thầy bói. Theo đó hành vi mê tín được xem là hành vi vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo; nên có khả năng bị khai trừ ra khỏi Đảng nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về:
Cán bộ, công chức có được đi xem bói hay không?
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102