Chào Luật sư, tôi và vợ tôi sắp ly hôn. Vợ tôi là người nuôi dưỡng con. Cho tôi hỏi nếu như cấp dưỡng thì tôi đưa tiền một lần luôn có được không? Do tính chất công việc tôi hay đi lại, nhiều bận rộn nên không thể chuyển tiền mỗi tháng. Hơn nữa, tôi thương con nhưng do vợ tôi tính tình khó chịu nên tôi không muốn dính líu nhiều. Cấp dưỡng một lần nuôi con sau ly hôn có được không theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Một trong những vấn đề quan trọng của vợ, chồng khi ly hôn là vấn đề cấp dưỡng cho con sau hôn nhân. Đây là vấn đề quan trọng bởi lẽ khi cha mẹ ly hôn, con là người chịu nhiều thiệt thòi. Đồng thời những quyền và lợi ích của con bị hạn chế. Khi vợ chồng ly dị, mặc dù chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng không làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con vì thế vẫn đặt ra quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con. Để trả lời câu hỏi của bạn, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Cấp dưỡng là gì?
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại khoản 24 Điều 3 giải thích rõ về cấp dưỡng:
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này..”
Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ; quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con…”
Như vậy, cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con; sẽ đóng tiền hoặc tài sản khác nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không thể tự nuôi bản thân.
Điều kiện phát sinh, chấm dứt quan hệ cấp dưỡng
Điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phát sinh khi có các điều kiện sau:
- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng;
- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau; hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên; hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động; không có tài sản để tự nuôi mình; là người gặp khó khăn, túng thiếu;
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên, có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
Người có thẩm quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Trong trường hợp người phải cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện; thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ:
- Người được cấp dưỡng; cha; mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
- Người thân thích.
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
- Hội Liên hiệp phụ nữ.
Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan; tổ chức trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Bản án của Tòa án về cấp dưỡng được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của Tòa án; thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là người phải cấp dưỡng ngừng việc đống góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Theo điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để nuôi mình;
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng đã chết;
- Bên được nhận cấp dưỡng sau khi đã ly hôn;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
Cấp dưỡng một lần nuôi con sau ly hôn có được không theo quy định?
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng; hàng quý; nửa năm; hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy; mức trợ cấp cho con trước hết sẽ theo thỏa thuận của vợ chồng; căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng học hành của người con, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mức cấp dưỡng một lần nuôi con sau ly hôn quy định thế nào?
Theo quy định của pháp luật HNGĐ: “mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” (điều 116, Luật HNGĐ 2014)
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; ”Cấp dưỡng một lần nuôi con sau ly hôn có được không theo quy định?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm ngừng doanh nghiệp; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Bảo hộ bản quyền tác giả; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm
- Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?
- Đóng tiền bảo hiểm 3 năm được bao nhiêu tiền
- Đối tượng của hợp đồng thương mại
- Từ chối cấp dưỡng một lần sau ly hôn cho con có được không?
- Không đăng ký kết hôn thì cần phải cấp dưỡng cho con không?
- Sau ly hôn mẹ không cấp dưỡng 4 triệu cho con có bị phạt không?
Câu hỏi thường gặp
– Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu tiền; mà pháp luật tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập thực tế của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Thông thường thực tế Tòa án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì theo lương tối thiểu vùng (không thấp hơn ½ lương tối thiểu vùng); hoặc án lệ trước đó để làm căn cứ giải quyết vụ việc.
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, nếu người nào bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau sinh, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ em thì có thể bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
Trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nặng nhất có thể lên đến 2 năm tù.
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.