Cắt khẩu rồi có được nhập lại hay không?

bởi Thanh Trúc
Cắt khẩu rồi có được nhập lại hay không?

Khi đăng ký thường trú, người đăng ký phải đáp ứng các điều kiện được quy định trong Luật cư trú 2020. Vậy cắt khẩu rồi có được nhập lại hay không là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về nhập khẩu

Tại khoản 1,2 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định:

“1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ”.

Theo quy định nêu trên, khi bạn thực hiện thủ tục tách khẩu thì chưa có căn cứ để xóa hộ khẩu. Cơ quan công an ở nơi sinh sống có hộ khẩu trước đây chỉ tiến hành xóa hộ khẩu của bạn khi nhận được thông báo của cơ quan công an nơi có hộ khẩu chuyển đến đã thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại đó và Đối với trường hợp muốn nhập khẩu do chưa tiến hành đăng ký vào sổ hộ khẩu mới nên công an nơi có hộ khẩu trước đây không có căn cứ xóa hộ khẩu.

Ngoài ra, đối với trường hợp đã tách khẩu ra và hiện tại muốn nhập lại hộ khẩu cũ thì theo Điều 19 Luật cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh như sau: “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”. Theo đó thi nếu chỗ ở hợp pháp của bạn là do ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản hoặc chủ hộ.

Trường hợp đăng ký thường trú cần lưu ý về các đối tượng được quy định khác nhau trong luật cư trú để làm các thủ tục về đăng ký thường trú được thực hiện nhanh hơn, Hiện nay việc quản lý dân cư cũng được trú trọng nhất là ở các khu có đông dân cư và Khi các công dân muốn chuyển khẩu ví dụ như hiện nay có các trường hợp người dân tỉnh khác muốn cho con học tại hà nội ở các trường công lập thì cần chuyển khẩu cho con để được học cùng trong trường công lập thì đây cũng là quy định để điều chỉnh các vấn đề này

Cắt khẩu rồi có được nhập lại hay không?
Cắt khẩu rồi có được nhập lại hay không?

Trình tự và thủ tục nhập khẩu trở lại

Hồ sơ nhập khẩu 

Những giấy tờ cần có theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2020 khi thực hiện đăng ký thường trú như sau:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.

Đối với các Trường hợp chỗ ở hợp pháp do ở nhờ thì phải được người cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu và nhân khẩu theo quy định

Đối với các Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng và con, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau,… thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ nêu trên.

Các bước thực hiện

Bước 1: Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
  • Sổ hộ khẩu
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Văn bản đồng ý cho con đăng ký thường trú về với ông bà nội của vợ chồng bạn có xác nhận của UBND phường nơi cư trú;
  • Giấy chuyển hộ khẩu
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ ông, cháu (giấy khai sinh hoặc xác nhận của UBND phường nơi cư trú)
  • Sổ hộ khẩu của ông, bà nội.

Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên tại công an quận

Như vậy thì có thể nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần, Sau khi tiếp nhận xong sẽ được nhận 1 phiếu biên nhận hẹn ngày lấy và thời gian Trong vòng 15 ngày sẽ được cấp sổ hộ khẩu và kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Nếu không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ biết. Lệ phí đăng ký cư trú không quá 15.000đ/lần đăng ký. Không thu lệ phí đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ và  thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc.

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Cắt khẩu rồi có được nhập lại hay không?”

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Cắt khẩu rồi có được nhập lại hay không?”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Cắt khẩu rồi có được nhập lại hay không?. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về việc dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp và có thể áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục đăng ký doanh nghiệp, công chứng tại nhà, hủy hóa đơn giấy để dùng hóa đơn điện tử… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833 102 102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục đăng ký hộ khẩu như thế nào?

Bước 1: Người đăng ký hộ khẩu nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Trong đó: Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu; cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định; cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu; và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký hộ khẩu; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm giấy tờ gì?

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu.
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Văn bản đồng ý cho con đăng ký thường trú về với ông bà nội của vợ chồng bạn có xác nhận của UBND phường nơi cư trú;
– Giấy chuyển hộ khẩu;
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ ông, cháu (giấy khai sinh hoặc xác nhận của UBND phường nơi cư trú);
– Sổ hộ khẩu của ông, bà nội.

Nhập hộ khẩu là gì?

Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu theo quy định của Luật cư trú 2006.
Theo quy định của Luật Cư trú 2020, nhập hộ khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm