Câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào?2. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay tình trạng người dân lách luật; sử dụng điện một cách trái phép bị phát hiện ngày càng nhiều đặc biệt là khu vực Thành Phố Hồ Chính Minh và Hà Nội; gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Đã có rất nhiều báo đài đưa tin phản ánh lến phía cơ quan chức năng cần xử lý triệt để và chấm dứt những hành vi vi phạm như này. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện

– Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

– Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.

– Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.

– Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.

– Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

– Trộm cắp điện.

– Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.

– Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

– Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

– Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

Câu móc điện trái phép là hành vi gì?

Câu móc điện trái phép chính chính là hành vi trộm cắp điện.

Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Điện lực 2004 quy định trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.

Mặc khác theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC, trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện và các hành vi lấy điện gian lận khác.

Câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào?

Câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào? Tuỳ vào tính chất mà mức độ hành vi phạm tội mà hành vi cắt trộm cắp điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp tài sản.

Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi câu móc điện trái phép:

Theo quy định tại khoản 9 Khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện như sau:

– Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:

  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
Câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào?
Câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hình sự hành vi câu móc điện trái phép:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn chi tiết việc chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP) có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự trong các trường hợp sau:

  • Hành vi trộm cắp điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.
  • Hành vi trộm cắp điện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo hướng dẫn tại mục 3.4 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc trước đó người thực hiện hành vi trộm cắp điện đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi chiếm đoạt tài sản mà chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích.

+ Khi áp dụng các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” về tài sản, việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt (điện năng bị trộm cắp) vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

– Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Câu móc điện trái phép bị xử lý như thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Quy định về chuyển trả hồ sơ vụ câu móc điện trái phép để xử lý hành chính như thế nào?

– Đối với vụ trộm cắp điện đã được cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã chuyển hồ sơ đến để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Đối với vụ trộm cắp điện đã được cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có một trong các quyết định nêu tại khoản 1 Điều này và thuộc những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tố tụng hình sự đã ra quyết định đó phải chuyển trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã chuyển hồ sơ đến để xem xét áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Phối hợp giải quyết trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ câu móc điện trái phép để truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

– Khi nhận được hồ sơ vụ trộm cắp điện, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có trách nhiệm giải quyết theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và Điều 13 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC).
– Quá thời hạn giải quyết theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện không nhận được thông báo bằng văn bản về việc xử lý của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì có quyền kiến nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra đang giải quyết vụ việc hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp xem xét, giải quyết.

Nhân viên trộm cắp tài sản có bị đuổi việc không?

Căn cứ Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc. Như vậy nhân viên trộm cắp tài sản chỉ bị đuổi việc khi trộm cắp tại nơi làm việc.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm