Cha mẹ ly hôn, con có quyền ngăn cản hay không?

bởi NguyenTriet

Gia đình hạnh phúc, cha mẹ thuận hòa luôn là ước mơ của mỗi đứa con trong gia đình. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà gia đình không còn giữu được lửa hạnh phúc thì việc một trong hai bên cha mẹ chọn con đường ly hôn là điều không thể tránh khỏi và con cái luôn là vấn đề lưu tâm khi ly hôn. Vậy nếu muốn ly hôn mà các con không đồng ý thì có được không? Liệu con cái có quyền ngăn cản cha mẹ ly hôn không? Để hiểu rõ vấn đề này mời mọi người cung tham khảo bài viết sau của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cản trở ly hôn được hiểu như thế nào ?

Trước khi đi vào giải quyết nội dung chính của câu hỏi, mời mọi người cúng tìm hiểu về các thuật ngữ sau theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

1. Ly hôn: theo khoản 14 Điều 3 của Luật này thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

2. Cản trở ly hôn: theo quy định tại khoản 10 Điều 3, cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

Theo đó, việc con cái ngăn cản việc ly hôn của cha mẹ có nghĩa là con cái dùng các hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác buộc cha mẹ họ phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn.

Con cái có quyền ngăn cản cha mẹ ly hôn hay không ?

Hôn nhân được tạo lập dựa trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Do đó, khi không thể duy trì mối quan hệ vợ chồng thì ly hôn cũng phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng

Yêu cầu ly hôn sẽ do một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng nộp đơn lên Tòa án yêu cầu cho ly hôn. Có hai trường hợp ly hôn là đơn phương ly hôn (khi chỉ một bên có yêu cầu ly hôn) hoặc thuận tình ly hôn (khi cả hai bên vợ chồng đều có mong muốn ly hôn).

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con cái chỉ có quyền yêu cầu Tòa án cho cha mẹ ly hôn chỉ trong một trường hợp duy nhất đó là một trong hai bên cha mẹ:

– Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình;

– Là nạn nhân bạo lực gia đình do người còn lại gây ra khiến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cụ thể, bạo lực gia đình theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 có quy định như sau:

“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

Từ các quy định trên, ta thấy, việc ly hôn là ý chí của hai bên vợ chồng, cho dù là con cái cũng không có quyền ngăn cản việc cha mẹ ly hôn, chỉ trong một trường hợp như đã đề cập ở trên thì có quyền yêu cầu Tòa án cho cha mẹ mình ly hôn.

Có nhiều người cho rằng ý kiến của con cái là rất quan trọng và được Tòa xem xét khi thụ lý vụ việc ly hôn. Tuy nhiên, ý kiến trên chỉ đúng trong trường hợp Tòa án đã thụ lý đơn ly hôn, và khi giành quyền nuôi con thì Tòa án mới xem xét đến ý kiến của con. Còn lại việc ly hôn của cha mẹ tùy thuộc vào mong muốn và quyết định của cha mẹ, con cái không có quyền ngăn cản, cấm đoán.

Con cái có thể bị xử lý thế nào khi ngăn cản quyền ly hôn của cha mẹ?

Như đã nói ở trên, việc ly hôn của cha mẹ tùy thuộc vào mong muốn và quyết định của cha mẹ, nếu con cái dùng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để cố tình ngăn cản không cho cha mẹ thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Khi đó, con cái người cản trở việc ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất của hành vi ngăn cấm. Cụ thể:

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào ngăn cấm người khác kết hôn tự nguyện, tiến bộ bằng các hành vi nêu trên thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

“Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Chịu trách nhiệm hình sự

Không chỉ vậy, nếu hành vi nêu trên đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sư 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Từ những điều trên, ta thấy, việc con cái ngăn cản sẽ không ảnh hưởng đến quyền ly hôn của cha mẹ. Tuy nhiên, dù không ảnh hưởng nhưng trong mối quan hệ gia đình, ý kiến của con cái cũng rất quan trọng. Đặc biệt là trong xã hội Việt Nam luôn đề cao hạnh phúc gia đình

Mặt khác, việc con cái ngăn cản ngăn cản việc ly hôn của cha mẹ còn là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, nếu gặp phải tình huống trên, tốt nhất người con nên dùng tình cảm để khuyên bảo và hàn gắn mối quan hệ của cha mẹ chứ không nên cố tình ngăn cấm bằng cách hành vi tiêu cực vì bậc cha mẹ nào mà chẳng thương con, biết đâu sẽ vì con cái mà hàn gắn lại hạnh phúc gia đình.

Trên đây là sự tư vấn của Luật sư X, hi vọng bài viết trên hữu ích với mọi người!

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi liên quan

Thời gian giải quyết ly việc đơn phương ly hôn trong bao lâu?

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương từ 04 – 06 tháng. Trên thực tế, do có thể phát sinh những tranh chấp về quyền nuôi con; về tài sản thì thời gian giải quyết còn có thể kéo dài hơn. Quy trình : Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện) – Hòa giải – Phiên tòa sơ thẩm.

Có thực hiện rút đơn ly hôn đơn phương được không?

Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; đương sự có quyền chấm dứt; thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện; không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, người nộp đơn xin ly hôn hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để cân nhắc thêm khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Án phí ly hôn được tính như thế nào theo quy định ?

Căn cứ Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14; án phí ly hôn đơn phương gồm án phí với vụ án dân sự không có giá ngạch và vụ án dân sự có giá ngạch:
– Ly hôn không có giá ngạch: 300.000 đồng;
– Ly hôn có giá ngạch: Án phí dao động từ 300.000 đồng đến 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm