Chậm trễ nộp phạt giao thông có sao không?

bởi Luật Sư X
phạt giao thông

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là chắc chắn bị phạt… Nhưng nếu quá 10 ngày mà chưa nộp phạt thì sẽ như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bác rõ hơn về điều đó.

Căn cứ:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư 153/2013/TT-BTC
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Có khi nào bạn thắc mắc, bản thân mình bị CSGT lập biên bản vi phạm giao thông cách đây một khoảng thời gian dài nhưng đến nay bạn vẫn chưa đến cơ quan công an giải quyết và nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước. Vậy thì việc bạn nộp trễ lâu thế có vi phạm hay bị phạt gì không?

1. Vi phạm luật giao thông phải đến Kho bạc Nhà nước nộp phạt

Với lĩnh vực GTVT, xử lý vi phạm ATGT có thể xử phạt tại chỗ hoặc lập biên bản yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm đến Kho bạc Nhà nước để nộp phạt.

Như vậy, ngoài những lỗi có mức xử phạt quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính (dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, dưới 500.000 đồng với tổ chức), thì tại Khoản 1 Điều 57 là lỗi mà cá nhân, tổ chức bị lập biên bản và đến Kho bạc Nhà nước để nộp phạt. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 57: Xử phạt hành chính có lập biên bản, hồ xử phạt hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy  định tại đoạn 1 Khoản 1 Điều 56.

Tức là nhưng lỗi trên 250.000 đồng (đối với cá nhân), trên 500.000 đồng (đối với tổ chức). Tuy nhiên, dựa vào đặc thù của những lỗi vi phạm được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ (dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, dưới 500.000 đồng đối với tổ chức) thì người xử phạt vẫn sẽ lập biên bản và chúng ta vẫn phải tới cơ quan công an giải quyết và nộp phạt tại kho bạc.

Lưu ý trường hợp khi chúng ta bị lập biên bản phải đọc kĩ trước khi ký tên để tránh sai sót về lỗi vi phạm không sẽ bất ngờ khi đi nộp phạt đấy.

2. Xử phạt hành vi chậm nộp phạt

Chậm nộp phạt sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

Điều 78: Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Và khoản 1 Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC ngày 31-10-2013 của Bộ Tài chính:

Điều 5: Thủ tục thu tiền do chậm thi hành quyết định xử phạt hành chính

1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

Trường hợp chậm nộp phạt xử lý như sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này.
  • Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá bảy ngày kể từ ngày thu tiền phạt.
  • Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
  • Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày trễ).

Sau khi nộp phạt người vi phạm đến cơ quan nơi giữ giấy tờ xe của người vi phạm nộp biên lai nộp phạt và lấy lại giấy tờ xe.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm