Chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì?

bởi Ngọc Gấm
Chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ít nhiều trong chúng ta ít nhiều gì cũng đã nghe về chế độ nghỉ việc chờ hưu. Tuy nhiên hiện nay quy định về chế độ nghỉ việc chờ hưu hiện đang còn khá mơ hồ đối với nhiều người dân Việt Nam. Vậy chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì? Chế độ nghỉ việc chờ hưu áp dụng cho đối tượng lao động nào? Chế độ nghỉ việc chờ hưu hiện nay quy định ra sao?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật lao động 2019

 Luật cán bộ, công chức năm 2008 

Nghị định 26/2015/NĐ-CP

Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Công văn 3624/BHXH-CSXH 

Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật Việt Nam mới năm 2022

Theo quy định tại Điều Bộ luật lao động 2019 và quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật Việt Nam được tính như sau:

Quy định về độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

– Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động namLao động nữ
Năm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưuNăm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu
202160 tuổi 3 tháng202155 tuổi 4 tháng
202260 tuổi 6 tháng202255 tuổi 8 tháng
202360 tuổi 9 tháng202356 tuổi
202461 tuổi202456 tuổi 4 tháng
202561 tuổi 3 tháng202556 tuổi 8 tháng
202661 tuổi 6 tháng202657 tuổi
202761 tuổi 9 tháng202757 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi62 tuổi202857 tuổi 8 tháng
  202958 tuổi
  203058 tuổi 4 tháng
  203158 tuổi 8 tháng
  203259 tuổi
  203359 tuổi 4 tháng
  203459 tuổi 8 tháng
  Từ năm 2035 trở đi60 tuổi

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Quy định về chế độ nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:

Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

– Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

  • Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

– Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động namLao động nữ
Năm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu thấp nhấtNăm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu thấp nhất
202155 tuổi 3 tháng202150 tuổi 4 tháng
202255 tuổi 6 tháng202250 tuổi 8 tháng
202355 tuổi 9 tháng202351 tuổi
202456 tuổi202451 tuổi 4 tháng
202556 tuổi 3 tháng202551 tuổi 8 tháng
202656 tuổi 6 tháng202652 tuổi
202756 tuổi 9 tháng202752 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi57 tuổi202852 tuổi 8 tháng
  202953 tuổi
  203053 tuổi 4 tháng
  203153 tuổi 8 tháng
  203254 tuổi
  203354 tuổi 4 tháng
  203454 tuổi 8 tháng
  Từ năm 2035 trở đi55 tuổi

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì?
Chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì?

Quy định về chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:

Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

– Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

– Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì?

Chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì? Chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ dành cho cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ở xã, phường, thị trấn tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 4  Luật cán bộ, công chức năm 2008 cán bộ được hiểu như sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu như sau:

– Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 2 năm (24 tháng) công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu.

Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nơi công tác và được thực hiện các chế độ, chính sách như sau:

  • Được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có).
  • Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu căn cứ vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được hưởng tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 26/2015/NĐ-CP thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Các chế độ khác như chế độ phục vụ, chế độ điện thoại (nếu có) thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu.
  • Trường hợp cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác để bố trí xe đưa đón. Trường hợp cơ quan nơi công tác không bố trí được xe đưa đón thì chủ động phương tiện đi lại và được thanh toán theo quy định hiện hành.
  • Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thuộc diện nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu không tính vào biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Quy định về chính sách đối với cán bộ tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu hiện nay

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định về chế độ chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu như sau:

– Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp. Trường hợp không thể bố trí được công tác phù hợp thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

– Trường hợp vị trí công tác mới không quy định mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ (không phải là chức danh lãnh đạo) hoặc có mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ thấp hơn mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng thì thực hiện bảo lưu mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong 06 tháng; từ tháng thứ 07 trở đi hưởng mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) của vị trí công tác mới.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chế độ nghỉ việc chờ hưu là chế độ gì?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Tuổi nghỉ hưu nghề lái xe hiện nay?

Đối với bằng lái xe hạng A1, A2, A3 do giấy phép không có thời hạn: Cho nên không thể xác định được độ tuổi nghỉ hưu; nên có thể áp dụng linh hoạt độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật lao động.
Đối với bằng lái xe hạng B1: Do Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; nên độ tuổi này cũng sẽ xác định là độ tuổi nghỉ hưu khi lái xe.
Đối với bằng lái xe hạng A4, B2: Do pháp luật không quy định độ tuổi được phép sử dụng như B1 mà chỉ quy định giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp; cho nên không thể xác định được độ tuổi nghỉ hưu; nên có thể áp dụng linh hoạt độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật lao động.
Đối với bằng lái xe hạng C, D, FB2, FC, FD, FE: Do pháp luật không quy định độ tuổi được phép sử dụng như B1 mà chỉ quy định Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp; cho nên không thể xác định được độ tuổi nghỉ hưu; nên có thể áp dụng linh hoạt độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật lao động.
Đối với bằng lái xe hạng E: Do có quy định về độ tuổi tối đa mà người có giấy phép lái xe hạng E là đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ; nên đây cũng có thể được xác định là độ tuổi nghỉ hưu của nghề lái xe này.

Thời điểm hưởng lương hưu tại Việt Nam?

– Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ: Ông A sinh ngày 01/3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/4/2016.
Ví dụ: Ông M sinh ngày 01/12/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông M đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.
– Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ: Bà C làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1961. Thời điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.
– Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động theo các trường hợp quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
Ví dụ: Bà D, sinh ngày 10/5/1965, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 23 năm. Ngày 05/7/2016, Hội đồng Giám định y khoa kết luận bà D bị suy giảm khả năng lao động 61%. Thời điểm bà D đủ điều kiện hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động là ngày 01/8/2016.
– Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.
– Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại khoản 7 Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.


Quy định về việc tạm dừng hưởng chế độ lương hưu trí như thế nào?

Quy định về việc tạm dừng hưởng chế độ lương hưu trí như thế nào? Theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 23 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc tạm dừng hưởng chế độ lương hưu như sau:
– Người bị dừng hưởng lương hưu hằng tháng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó được Tòa án hủy quyết định tuyên bố là mất tích thì được tiếp tục hưởng và được nhận tiền lương hưu hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
– Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
– Người hưởng lương hưu hằng tháng mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì ngoài chế độ tử tuất thân nhân còn được nhận tiền lương hưu, trợ cấp của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
– Người đang hưởng lương hưu hằng tháng bị tạm dừng hưởng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân không được nhận tiền lương hưu hằng tháng trong thời gian tạm dừng hưởng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm