Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam năm 2023 ra sao?

bởi Trà Ly
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam năm 2023 ra sao?

Thông thường nọi người sẽ nghĩ rằng đất đai là riêng mình và mình có thể toàn quyền sở hữu và định đoạt. Tuy nhiên, ắt hăn cũng kông ít người nghe đến chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Theo đó, để sử dụng đất đúng quy định cũng như đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì người dân cần nắm được chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam. Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của LSX để hiểu rõ hơn về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam nhé.

Sở hữu toàn dân đất đai là gì?

Sở hữu toàn dân về đất đai là một thuật ngữ mà chắc hẳn không ít người nghe qua hay đã từng được học. Tuy nhiên, mỗi người dân đều phải hiểu sở hữu toàn dân đất đai là gì để có thể nhận thức rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất đai. Để hiểu rõ hơn sở hữu toàn dân đất đai là gì? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Theo đó, sở hữu toàn dân đất đai có thể hiểu là việc toàn thể nhân dân đều có quyền sở hữu đất đai và quyền này không thuộc về riêng một cá nhân nào trong xã hội. Và Nhà nước sẽ đại diện làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Đất đai thuộc sở hữu của ai?

Có thể không ít người vẫn đang nghĩ rằng đất đai thuộc sỏ hữu của riêng cá nhân có đất và chủ sở hữu có quyền sử dụng và định đoạt đất đai của mình. Tuy nhiên, để thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất đai thì người dân cần phải biết đất đai thuộc sở hữu của ai? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết đất đai thuộc sở hữu của ai nhé.

Tại Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định về đất đai như sau:

Điều 53.

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Và Điều 4 Luật Đất đai 2013 cũng quy định về việc sở hữu đất đai, cụ thể:

Điều 4. Sở hữu đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Ngoài ra, tại Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân như sau:

Điều 197. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Đất đai thuộc sở hữu của ai?

Quy định về Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng qua các quy định và các văn bản pháp luật. Để hiểu rõ hơn về chế độ sở hữu đất đai thì chúng ta cần xem và nắm được quy định về Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam như thế nào. Dưới đây là quy định về Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo.

Căn cứ Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định về sở hữu đất đai như sau:

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 quy định về người sử dụng đất:

“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

……

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

…….”

Theo đó, người dân sử dụng đất đai khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng. Người dân không phải là chủ sở hữu đất đai được giao, họ chỉ là người sử dụng đất đai. Chỉ có Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai mới có quyền định đoạt đất đai.

Như vậy, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, tất cả người Việt Nam thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua người đại diện là Nhà nước. Người dân không có sở hữu riêng đối với đất đai.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Thực trạng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu

Thực trạng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu được thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ của người dân cũng như của nhà nước. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết thực trạng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu như thế nào nhé.

Nhà nước có các quyền sau đối với đất đai:

+ Quyết định việc sử dụng đất, thẩm định quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, và thu hồi đất.

+ Nhà nước cho phép người sử dụng đất được giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất, cùng với đó là quyết định các nghĩa vụ và quyền của người sử dụng đất.

Mặt khác, mọi công dân đều có quyền sử dụng đất đai và được hưởng lợi từ đất đai. Đồng thời, chúng ta có nghĩa vụ đầu tư khai hoang, bảo vệ đất đai và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền và lợi ích hợp pháp được Nhà nước bảo hộ nhưng không có quyền định đoạt đối với đất đai. Trong trường hợp Nhà nước cần thu hồi thửa đất đó cho mục đích khác hoặc giao cho người khác, người sử dụng đất buộc phải giao lại đất cho Nhà nước mà không được quyền từ chối. Đối với mọi hành vi xâm phạm quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai, tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ quyết định biện pháp xử lý vi phạm phù hợp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

Như vậy, đất đai do nhà nước, đầu tư sở hữu là tài sản của cả dân, không phải của riêng ai. Nhà nước là người đại diện cho toàn dân về đất đai, nó thực hiện chức năng quản lý lãnh thổ của mình một cách toàn diện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam năm 2023 ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng đất có quyền sở hữu đối với mảnh đất do Nhà nước giao cho mình hay không?

Tại khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
….
6. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.
7. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
…”

Như vậy,Nhà nước giao quyền sử dụng đất có thể hiểu là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Việc giao đất này là việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất, không phải giao quyền sở hữu đất cho người sử dụng đất.
Điều này có nghĩa với việc người dân chỉ có quyền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, không phải là chủ sở hữu đất đai

Giá trị của chế định sở hữu toàn dân về đất đai?

Việc thống nhất chế định sở hữu toàn dân về đất đai đã đảm bảo những giá trị sau:
– Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà nước: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nên đất đai thuộc sở hữu toàn dân là một tất yếu.
– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là điều kiện hết sức quan trọng trong giai đoạn đất nước ta thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho người sử dụng đất nâng cao giá trị sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai.
Chế độ sở hữu này bảo đảm được sự bình đẳng, tính công bằng trong việc Nhà nước thực hiện thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất….

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm