Chi phí giam xe vi phạm giao thông là bao nhiêu?

bởi Luật Sư X
Chi phí Giam xe khi bị cảnh sát giao thông bắt giữ là bao nhiêu?

Khi vi phạm luật giao thông, người điều khiển phương tiện nằm trong một số trường hợp nhất định sẽ bị tịch thu, giam giữ phương tiện. Vậy chi phí giam xe vi phạm giao thông là bao nhiêu là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

https://www.youtube.com/watch?v=c2i-HuI4520

Căn cứ:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Nghị định 149/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Những trường hợp bị giam giữ phương tiện giao thông

Tất nhiên, không phải trường hợp nào người dân cũng sẽ bị CSGT giam giữ phương tiện mà chỉ trong một số tình huống nhất định theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Đối với trường hợp giam giữ phương tiện để xác minh tình tiết: Ví dụ như người tham gia giao thông khi được kiểm tra không có giấy phép lái xe, đăng ký xe … thì có thể bị tạm giữ phương tiện để xác minh lỗi là quên, không mang hay không có giấy tờ xe làm căn cứ xử phạt.

Đối với trường hợp giam giữ phương tiện để ngăn chặn hành vi gây hậu quả nghiêm trọng: Người lái xe khi bị kiểm tra thì có nồng độ cồn, việc giam xe đảm bảo người điều khiển sẽ có thời gian để tỉnh táo, đủ điều kiện lái xe. Trong trường hợp không tạm giữ phương tiện thì rất có thể người này sẽ gây những tai nạn, hậu quả lớn cho người khác khi lưu thông.

Đối với trường hợp để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt: Khi điều khiển xe cộ thì trong người không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào (như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy tờ xe…) và để đảm bảo rằng người bị phạt tiến hành nộp phạt thì thứ duy nhất mà CSGT có thể giữ là phương tiện giao thông. Sau khi nộp phạt và có biên lai, người vi phạm sẽ trở lại cơ quan có thẩm quyền để nhận lại phương tiện.

2. Chi phí giam giữ xe khi bị CSGT bắt là bao nhiêu?

Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm là bao lâu?

Theo quy định của pháp luật thì CSGT có quyền giam giữ phương tiện trong thời gian 7 ngày và trong trường hợp có nhiều yếu tố phức tạp cần phải xác minh thì thời gian không quá 30 ngày:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, biết được mức phí tạm giữ, giam giữ phương tiện rất quan trọng.Theo Nghị định 149/2016/NĐ-CP, giá cụ thể đối với dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do UBND cấp tỉnh quy định. Vì vậy mỗi tỉnh sẽ có một mức phí trông giữ xe khác nhau do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ký.

Chi phí giam xe vi phạm giao thông là bao nhiêu?

Tôi sẽ lấy ví dụ thành phố thuộc Top những địa phương có dân số đông nhất trên cả nước. Biểu phí giam giữ xe vi phạm giao thông của thành phố Hà Nội được quy định dựa trên Quyết định 44/2017/QĐ-UBND và được sửa đổi bởi quyết định 05/2018/QĐ-UBND, cụ thể:

Trường hợp bị tạm giữ phương tiện do vi phạm pháp luật về giao thông

Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu
– Xe máy, xe lam đồng/xe/ngày đêm 8.000
– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lô đồng/xe/ngày đêm 5.000
– Xe ô tô đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống đồng/xe/ngày đêm 70.000
– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên đồng/xe/ngày đêm 90.000

Trường hợp phương tiện bị tạm giữ có quyết định tịch thu

Giá trông giữ phương tiện thực hiện như sau: Căn cứ loại xe; số ghế xe ô tô chở người; trọng tải xe, địa điểm trông giữ xe, thời gian trông giữ xe: Áp dụng mức giá thu trông giữ xe hợp đồng theo tháng tại biểu dưới đây nhưng mức thu tối đa bằng số tiền bán phương tiện tịch thu sau khi trừ các chi phí hợp lý, hợp lệ cho việc bán phương tiện theo quy định.

Đối với xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện, xe xích lô

Địa điểm trông giữ Đơn vị tính Mức thu
– Tại các quận đồng/xe/tháng 40.000
– Tại các huyện; thị xã Sơn Tây đồng/xe/tháng 30.000

Đối với xe máy, xe lam:

Địa điểm trông giữ Đơn vị tính Mức thu
– Tại các quận đồng/xe/tháng 70.000
– Tại các huyện; thị xã Sơn Tây đồng/xe/tháng 50.000

Giá trông giữ xe ô tô

– Mức thu đối với loại xe tính theo ghế ngồi (xe con, xe du lịch, xe khách)

Địa điểm trông giữ Mức thu(đồng/tháng)
Đến 9 ghế ngồi Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi Trên 40 ghế ngồi
– Tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa 1.500.000 1.600.000 1.700.000 1.800.000
– Tại các quận còn lại 900.000 1.000.000 1.100.000 1.200.000
– Tại thị xã Sơn Tây và các huyện 500.000 600.000 700.000 800.000

– Mức thu đối với loại xe tính theo tải trọng (xe tải)

Địa điểm trông giữ Mức thu(đồng/tháng)
Đến 2 tấn Trên 2 tấn đến 7 tấn Trên 7 tấn
– Tại các quận 600.000 700.000 900.000
– Tại thị xã Sơn Tây và các huyện 500.000 600.000 750.000

Hi vọng bài viết này sẽ có ích!

Hotline: 0833.102.102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm