Mới đây nhất thì vụ việc Chim sẻ đi nắng (là một game thủ AOE) nổi tiếng có xin thôi việc và muốn tạo lập một clan riêng về đề chế để tiếp tục theo đuổi đam mê khi rời gametv. CSDN cũng là thần tượng của Ls Lực nếu các bạn chưa biết. Được biết thì CSDN đã viết một tâm thư rất dài đối với công ty mình đã gắn bó hơn 10 năm qua để thông báo kế hoạch nghỉ vào ngày 1/9. Sẽ không có gì đặc biệt khi rộ lên tin đồn rằng Gametv và những bên liên quan (nếu tôi không nhầm) sẽ khởi kiện CSDN vì điều này và yêu cầu mức bồi thường lên tới con số 40 tỷ đồng. Liệu CSDN có phải bồi thường GTV?
Căn cứ
- Bộ luật lao động 2012
Nội dung tư vấn
1. Mối quan hệ giữa Chim Sẻ Đi Nắng và GameTV
Đầu tiên phải xét mối quan hệ giữa Chim sẻ đi nắng (CSDN) và Game TV (GTV), trong “lá đơn” viết trên Facebook cá nhân và Fanpage thì CSDN có chia sẻ rằng mình “nghỉ việc”, liệu có thể suy luận rằng đây là quan hệ lao động giữa bên sử dụng lao động (GTV) và bên người lao động (CSDN) hay không? Còn nếu trong trường hợp sử dụng từ “nghỉ việc” có nghĩa là thôi hợp tác với GTV trên quan hệ làm ăn kinh doanh thì ở đây là quan hệ hợp tác kinh doanh với vai trò đối tác – nếu như vậy thì chỉ cần chiếu điều khoản hợp đồng, chứng minh thiệt hại vi phạm là khởi kiện. Theo quan điểm cá nhân thì tôi cho rằng đây là mối quan hệ lao động, một game thủ và công ty quản lý vậy thì sẽ phải sử dụng Bộ luật lao động để phân tích trường hợp này.
2. Chim Sẻ Đi Nắng nghỉ việc có đúng luật?
Thực ra nói CSDN thì hơi lớn lao, hãy đặt trường hợp cá nhân chúng ta chán ghét công ty, muốn nghỉ việc hay nhảy việc thì liệu có thích nghỉ là nghỉ hay không? Trên thực tế thì trường hợp này được pháp luật lao động quy định tại Điều 37 như sau:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.Điều này có nghĩa rằng CSDN hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 37 nói trên, như là: Bị bóc lột lao động, quấy rối tình dục, ngược đãi … và chỉ cần thông báo theo thời gian quy định cho Người sử dụng lao động trước khi nghỉ việc (quy định khoản 2 Điều 37):
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.Trong trường hợp tự ý chấm dứt hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ báo trước và không thuộc những trường hợp tại Điều 37 nói trên thì đó có nghĩa rằng CSDN đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và sẽ có những hệ quả.
2. GameTV đòi bồi thường 40 tỷ có cơ sở hay không?
Như đã đề cập ở trên, trong trường hợp CSDN chấm dứt hợp đồng sai quy định thì sẽ có những chế tài cụ thể được quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 như sau:
Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Trong trường hợp này, CSDN có thể sẽ chịu hậu quả đó là:
- Không được hưởng trợ cấp thôi việc, bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng
- Hoàn trả chi phí đào tạo theo Điều 62 Bộ luật lao động
Như vậy thì việc mà GTV có thể khởi kiện đòi bồi thường là có căn cứ dựa vào từ khóa là “chi phí đào tạo”. Chi phí đào tạo là một điều khoản thông minh của nhiều người sử dụng lao động lựa chọn trc khi ký kết hợp đồng. Đây là mỏ neo ràng buộc trách nhiệm và là rào cản khiến người lao động trước khi dứt áo ra đi phải xem xét cân nhắc.
Ví dụ: như 1 sinh viên chưa ra trường, được công ty tuyển dụng và mất từ 1 – 2 năm để thạo việc mà dễ dàng nhảy mất mà không có ràng buộc thì quả là lỗ cho những nhà làm kinh doanh đúng không?Vấn đề hợp đồng đào tạo thì được quy định tại Điều 62, là thỏa thuận của 2 bên khi quy định nhiều hạng mục:
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Có thể thấy rằng pháp luật lao động phần chi phí thì phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng không quy định giới hạn. Do đó việc quy định hợp đồng đào tạo có giá trị 20, 40, 60 tỷ cũng không có gì bất ngờ và chỉ cần 2 bên đồng thuận và ký kết mà thôi.
Trong trường hợp quan hệ CSDN và GTV là hợp đồng lao động và có kèm những điều khoản và hợp đồng đào tạo được hai bên thống nhất thông qua thì GTV có căn cứ khởi kiện, yêu cầu đòi bồi thường.
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng lao động tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay