Thật tuyệt vời nếu chúng ta ra trường tìm được một công việc gắn bó với mình lâu dài phải không nào? Tuy nhiên, có những lúc hoàn cảnh không cho phép chúng ta được quyết định mọi việc. Đôi lúc vì một sự kiện nào đó, chúng ta buộc phải tự ý nghỉ việc đột suất mà không có thời gian chuẩn bị. Vậy trường hợp tự ý nghỉ việc có được trả lương không?
Căn cứ:
- Luật lao động 2019
Nội dung tư vấn
1. Tự ý nghỉ việc là trái pháp luật!
Xét về quyền, thì “nghỉ việc” là quyền của người lao động. Điều này được quy định rõ tại Điều 35 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, “nghỉ việc” là quyền của người lao động nhưng đi đôi với với quyền là nghĩa vụ. Cụ thể trong trường hợp này, người lao động phải có nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng thời vụ, công việc dưới 12 tháng; ít nhất 45 ngày đối với công việc không xác định thời hạn.
Hơn nữa, Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng thời vụ, người lao động chỉ được nghỉ việc trước thời hạn đối với những trường hợp do pháp luật quy định. Có nghĩa là, bên cạnh nghĩa vụ thông báo, thì người lao động cũng phải có một lý do nghỉ việc “đúng luật”. Còn đối với hợp đồng không xác định thời hạn, người lao động chỉ cần đáp ứng về mặt thông báo mà không cần xác định nguyên nhân. Điều này quy định rõ như sau
Theo đó, việc “tự ý nghỉ việc” đã vi phạm nghĩa vụ báo trước về mặt thời gian cho người lao động. Căn cứ theo quy định của pháp luật, đây là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Cụ thể tại Điều 39 Bộ Luật lao động 2019:
Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.
“Tự ý nghỉ việc” sẽ phải bồi thường!
Khi có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, đương nhiên, đây là hành vi gây bất lợi cho người sử dụng lao động về mặt nhân lực cũng như về tiến độ công việc. Pháp luật đưa ra những chế tài buộc người lao động phải có bồi thường cho người sử dụng lao động. Cụ thể tại Điều 43, Luật lao động 2012:
Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, khi bạn tự ý nghỉ với công ty thì sẽ phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cùng với khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước. Việc tự ý nghỉ việc đôi lúc cũng phải “khéo” và “kiên nhẫn” để không bị hao hụt tiền lương phải không nào?
Mời bạn đọc xem thêm: Có phải trả lại tiền lương của chồng khi ly hôn không?
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Nhân viên tự ý nghỉ việc do công ty nợ lương thuộc vào trường hợp được phép nghỉ việc mà không cần phải thông báo trước cho người sử dụng lao động. Do đó, vẫn có thể được nhận trợ cấp xã hội khi nghỉ việc.
Câu trả lời là có. Nhân viên tự ý nghỉ việc do công ty nợ lương vẫn sẽ được công ty, chủ doanh nghiệp thanh toán đầy đủ lương cũng như trợ cấp trước khi nghỉ việc.
Câu trả lời là có. Nhân viên tự nghỉ việc do bị quấy rối tình dục khi nghỉ việc không cần phải thông báo trước cho người sử dụng lao động. Do đó, vẫn có thể được nhận trợ cấp xã hội khi nghỉ việc.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về việc tự ý nghỉ việc có được trả lương không. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833 102 102