Luật giao thông đường bộ đã sớm được phổ biến và được đảm bảo thực thi trên thực tế. Tuy nhiên, có lẽ vì đặc điểm riêng của đất nước mà trên đường phố Việt Nam thường xuất hiện những chiếc xe máy nhìn rất cũ kỹ nhưng lại có khả năng chuyên chở đáng kinh ngạc. Hình ảnh này có lẽ đã trở thành nét độc lạ được rất nhiều bạn bè quốc tế để ý, trầm trồ, thán phục. Tuy nhiên, việc chở hàng quá khổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn giao thông đường bộ. Vậy hành vi chở hàng quá khổ có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
Thế nào là chở hàng quá khổ?
Chở hàng quá khổ có thể được hiểu theo 02 nghĩa: theo quy định của pháp luật; và theo hiểu biết của mọi người. Theo quan niệm thường thấy; chở hàng quá khổ là hành vi chở hàng hóa cồng kềnh; vượt quá mức cho phép. Theo quy định của pháp luật; chở hàng quá khổ được coi là chở hàng hóa vượt mức quy định của pháp luật. Theo quy định tại thông tư 46/2015/TT-BGTVT; việc chở hàng quá khổ có thể được hiểu như sau:
- Xe mô tô; xe gắn máy không được xếp hàng hóa; hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét; vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
- Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
Tại sao chở hàng quá khổ lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn giao thông đường bộ?
Việc chở hàng quá khổ thường sẽ khiến cho chính người điều khiển phương tiện khó khăn khi tham gia giao thông. Bởi chính hàng hóa quá lớn sẽ khiến cho người điều khiển khó điều khiển được phương tiện giao thông. Bên cạnh đó, đường phố chật hẹp, đông người qua lại; hàng quá khổ khiến người điều khiển không căn được chính xác kích thước; dễ xảy ra va chạm. Không chỉ vậy, hàng hóa quá khổ dễ gây tai nạn liên hoàn hơn.
Trên thực tế, đã có nhiều vụ việc đau lòng xảy ra do việc chở hàng quá khổ. Tại những thành phố lớn; những chiếc xe ba gác được sử dụng để chở sắt. Những thanh sắt không được bọc cẩn thận như những “hung thần đường phố”; sẵn sàng cướp đi tính mạng của bất kỳ ai.
Không chỉ vậy, nhiều xe chở hàng là xe tự chế; không đảm bảo an toàn giao thông đường bộ; những chiếc xe có thể rơi phụ kiện ra bất cứ lúc nào.
Từ đó có thể thấy; chở hàng quá khổ là hành vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn giao thông đường bộ.
Những vụ tai nạn đã xảy ra do chở hàng quá khổ
Những vụ tai nạn xảy ra do chở hàng quá khổ không phải hiếm. Tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/6; khoảng 11 giờ; một nam shipper mới 20 tuổi đang giao đồ ăn. Khi đi đến khu vực ngã tư; nam shipper này va chạm với một xe ba gác chở tôn đang lưu thông trên đường. Cú tông mạnh khiến nam shippe này ngã xuống đường; phần tôn cứa vào chân khiến nạn nhân bị thương nặng. Rất may nam shipper này không nguy hiểm đến tính mạng.
Xử lý hành chính đối với hành vi chở hàng quá khổ
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đối với hành vi: không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi: điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%; điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành; điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành.
- Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi: điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%; không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
Những hình phạt bổ sung với hành vi chở hàng quá khổ
Hiện tại, tùy vào mức độ của hành vi chở hàng quá khổ mà người có hành vi chở hàng quá khổ có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 05 tháng.
Có thể bạn quan tâm:
- Đi xe buông thả hai tay có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Đi xe tự chế bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
- Không nhường đường cho xe ưu tiên có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Xe container gây tai nạn chết người có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Chở hàng quá khổ có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc dừng đèn đỏ ở bóng râm là hành vi vi phạm pháp luật bởi không ai có thể biết được người đằng trước sẽ dừng ở đâu. Việc dừng ở bóng râm khiến xe sau không kịp thời tránh được; có thể dẫn đến tai nạn liên hoàn.
Xe ưu tiên theo luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm 4 loại xe bao gồm: xe quân sự, xe cứu hỏa, xe cấp cứu, xe công an. Việc không nhường đường cho xe ưu tiên có thể bị phạt tùy thuộc vào việc xe ưu tiên có đang bật tín hiệu khẩn cấp không. Nếu xe ưu tiên đang không bật tín hiệu, hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu xe ưu tiên đang bật tín hiệu, hành vi không nhường đường là hành vi vi phạm pháp luật và có thể phải đối mặt với các mức phạt: 1 – 5 triệu đồng.