Tại các tỉnh, thành phố hiện nay, tình trạng trộm cắp tài sản xảy ra ngày càng nhiều. Các đối tượng trộm cắp với những công cụ, phương tiện và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vì là tài sản trộm cắp; các đối tượng này thường gửi tài sản trộm được tại nhà người thân, người quen, bạn bè. Vậy Cho người khác gửi xe trộm được có phải chịu trách nhiệm hình sự không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây:
Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Bạn tôi trộm 1 chiếc xe máy và gửi nhờ chỗ tôi. Vì là bạn bè nên tôi cho bạn gửi nhờ. Sáng hôm sau bạn tôi bị công an bắt. Vậy tôi cho bạn để nhờ xe có phạm tội không? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Luật sư X xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Trách nhiệm hình sự phải chịu khi người cho người khác gửi xe trộm được
Cho người khác gửi nhờ xe trộm được; tài sản trộm cắp phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm. Khi biết người đó phạm tội mà không thông báo cho người có thẩm quyền; cho người đó che giấu tang vật, dấu vết phạm tội.
Tội che giấu tội phạm
Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội Che giấu tội phạm
Người nào không hứa hẹn trước; nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm; hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội; thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ; hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này; trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia; hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Tội không tố giác tội phạm khi cho người khác gửi xe trộm được
Điều 19 Bộ luật Hình sự quy định cụ thể tội Không tố giác tội phạm
Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác; thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội; không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này; trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa; trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Ngoài tội cheo giấu tội phạm, cho người khác gửi nhờ xe trộm được, tài sản trộm cắp phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm. Khi biết người đó phạm tội mà không thông báo cho người có thẩm quyền biết.
Hành vi phạm tội cho người khác gửi xe trộm được phải chịu trách nhiệm hình sự
Thời điểm phạm tội, đối với tội che giấu tội phạm là sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện. Còn đối với tội không tố giác tội phạm thì thời điểm phạm tội là bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (sắp, đang và đã xảy ra).
Xét về hành vi cụ thể; đối với tội che giấu tội phạm là các hành vi che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật như xe máy, vàng bạc;… cản trở điều tra, cản trở việc phát hiện tội phạm, cản trợ việc xử lý người phạm tội. Đối với tội không tố giác tội phạm là không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.
Người phạm Tội che giấu tội phạm và Tội không tố giác tội phạm là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự; trừ ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội; nếu hành vi phạm tội của người đó không thuộc các tội phạm đặc biệt nghiệm trọng hoặc tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
Người thực hiện hành vi che giấu tội phạm là người không có hứa hẹn trước với người thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên; đối với tội không tố giác tội phạm là hành vi biết rõ hành vi tội phạm sẽ, đã và đang diễn ra; nhưng vẫn “giữ im lặng”.
Cho người khác gửi xe trộm được phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Trong trường hợp này khi bạn của bạn nói cho bạn biết là chiếc xe gửi nhờ là xe trộm được, là tài sản trộm cắp; bạn đã không có tố giác hành vi phạm tội của bạn đó. Bạn đã có hành vi che giấu người phạm tội, che giấu tang vật là chiếc xe máy trộm được; và cũng không tố giác tội phạm sau khi biết bạn của bạn đã phạm tội. Theo quan điểm của tôi; bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Che giấu tội phạm và tội Không tố giác tội phạm.
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi trộm chó có thể phải đối mặt với mức hình phạt nào?
- Hành vi trộm cắp tài sản gia đình đang đi cách ly bị xử lý ra sao?
- Hành vi ngắt hệ thống camera vào trộm tiệm cầm đồ bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của về vấn đề “Cho người khác gửi xe trộm được phải chịu trách nhiệm hình sự không?” của Luật sư X . Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có vấn đề pháp lý khó khăn cần giải đáp; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu số tiền trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên). Theo đó, người thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người bị hại
Quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 đối tượng của tội trộm cắp tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.