Chỗ ở hợp pháp được quy định như thế nào theo luật?

bởi Quỳnh
Chỗ ở hợp pháp được quy định như thế nào theo luật?

Khi làm thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú; người dân bắt buộc phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Vậy thế nào là chỗ ở hợp pháp? Giấy tờ chứng minh có thể là những loại nào? Hãy cùng Bộ phận Tư vấn pháp luật của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).
  • Luật Cư trú năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2021).
  • Nghị định 31/2014/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Chỗ ở hợp pháp là gì?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định:

“1. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.”

Còn theo Khoản 1, 3 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

…………….

3. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:

a) Nhà ở;

b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”

Có thể thấy, Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) không có quy định cụ thể khái niệm “chỗ ở hợp pháp” là gì. Tuy nhiên, Luật Cư trú năm 2020 đã khắc phục nhược điểm đó; và quy định rất rõ ràng rằng: Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống; thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân; bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển; hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là gì?

Theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp; để đăng ký thường trú là một trong những giấy tờ sau:

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở; do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (đã có nhà ở trên đất đó);
  • Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Hợp đồng mua nhà ở; hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở; đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
  • Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng; hoặc chứng thực của UBND cấp xã;
  • Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
  • Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền; giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
  • Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở; quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
  • Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu; và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp:

  • Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; nhà khác của cơ quan, tổ chức; hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; nhà khác của cá nhân phải được công chứng; hoặc chứng thực của UBND cấp xã).
  • Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc Trung ương; phải có xác nhận của UBND cấp xã; về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương; và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản.

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo:

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức; cơ sở tôn giáo cũng có thể chứng minh chỗ ở hợp pháp nếu thuộc trường hợp sau:

  • Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước; người già yếu, cô đơn, người tàn tật; và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
  • Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo; theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.

Giấy tờ chứng minh được cấp, sử dụng nhà ở trên đất cơ quan:

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu; chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất; do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở; đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).

Các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là gì?

Giấy tờ, tài liệu chứng minh bao gồm:

  • 01 trong 04 giấy tờ, tài liệu như trường hợp chứng minh chỗ ở hợp pháp đăng ký thường trú;
  • Ngoài ra, còn có thể là văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình; và không có tranh chấp về quyền sử dụng; nếu không có một trong các giấy tờ để chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định.

Lưu ý:

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê; cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân; để đăng ký tạm trú thì văn bản đó không cần công chứng; hoặc chứng thực của UBND cấp xã;
  • Trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu; hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ; tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh như thế nào?” answer-0=”Theo Điều 19 Luật Cư trú 2006, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Việc đăng ký thường trú tại các tỉnh được tiến hành tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Điều 21 Luật cư trú). ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội như thế nào?” answer-0=”Hà Nội cũng là thành phố trực thuộc Trung ương tuy nhiên lại là Thủ đô của Việt Nam nên còn chịu sự điều chỉnh bởi Luật Thủ đô. Vì thế, điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội có phần “khắt khe” hơn so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác. Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 nêu rõ: “Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.” Vì thế, so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác, Hà Nội sẽ có một số điểm khác khi đăng ký thường trú. Cụ thể sẽ thay đổi điều kiện về trường hợp đăng ký thường trú có chỗ ở hợp pháp và có thời gian tạm trú. Người đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội phải đáp ứng: – Đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên; – Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; – Đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê. Các trường hợp còn lại (nhập hộ khẩu vào nhà người thân/do điều động, tuyển dụng/trước đây đã đăng ký thường trú) thực hiện như các thành phố trực thuộc Trung ương khác. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hồ sơ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào?” answer-0=”Hồ sơ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: – Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; – Giấy chuyển hộ khẩu (trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã); – Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; – Tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương như: Xác nhận thời hạn tạm trú; Quyết định điều động tuyển dụng; Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú về việc công dân đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó… (hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA). Thời hạn giải quyết: 15 ngày. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm