Chủ shop chợ nhà xanh “tác động vật lý” khách hàng xử lý ra sao?

bởi VanAnh
Chủ shop chợ nhà xanh tác động vật lý khách hàng xử lý ra sao

Nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội, chợ Nhà Xanh được ví như “thiên đường mua sắm” của sinh viên. Ở đây mẫu mã đa dạng, nguồn hàng phong phú nên thu hút nhiều khách hàng. Tuy nhiên, vì những cửa hàng ở đây là mô hình kinh doanh tự do nên chợ Nhà Xanh cũng nhiều lần được đánh giá là kinh doanh xô bồ và có thái độ thiếu văn minh. Đặc biệt, các bạn sinh viên còn mách nhau bí quyết “trả giá” khi mua, bởi các dân buôn thường nâng giá mặt hàng lên cao ngất ngưởng . Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn video được cho là một chủ shop ở chợ nhà xanh có hành vi tát với một sinh viên sau khi sinh viên này trả giá mà không mua. Vậy Chủ shop chợ nhà xanh “tác động vật lý” khách hàng bị xử phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Theo quy định, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại.

Như vậy, người có hành vi đánh người khác mà gây thiệt hại về sức khỏe của người đó, trong trường hợp nặng hơn người bị đánh có thể bị xâm phạm về tính mạng thì người thực hiện hành vi đánh người khác phải có trách nhiệm bồi thượng thiệt hại cho người bị đánh

Hành vi tát người khác là hành vi vi phạm pháp luật

Sau khi chia sẻ trên các diễn đàn, bên cạnh những ý kiến ​​cho rằng đây là hiện tượng phổ biến hay diễn ra tại chợ Nhà Xanh. Nhiều người bức xúc trước hành vi thiếu văn minh của chủ cửa hàng quần áo bởi kinh doanh nên trên tinh thần “thuận mua vừa bán”, nếu chủ quán không nói giá thì đương nhiên khách có thể mặc cả. Không rõ hai bên trước đó đã nói chuyện như thế nào. Nhưng chủ shop có hành động đánh người khác như vậy là không được. Hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 33 BLDS quy định: “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Như vậy, mỗi cá nhân được pháp luật bảo hộ về tính mạng cũng như sức khỏe của mình; đối với những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định.

Tát người khác là hành vi dùng tay tác động một lực vào cơ thể của người khác; khiến người đó chịu những tổn thương nhất định. Đối với việc hành hung người khác như tát người khác; có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; nếu mức độ thương tích; và hành vi người đó gây ra thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 134 BLHS. Ngoài ra, người hành hung người khác; còn có thể phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.

Chủ shop chợ nhà xanh tác động vật lý khách hàng xử lý ra sao
Chủ shop chợ nhà xanh “tác động vật lý” khách hàng xử lý ra sao?

Chủ shop chợ nhà xanh “tác động vật lý” khách hàng xử lý ra sao?

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
  • Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
  • Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
  • Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
  • Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.

Như vậy, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi xâm phạm sức khỏe người khác bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Xử lý trách nhiệm hình sự

Nếu hành vi tát người khác gây thương tích thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%; nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 134; thì sẽ bị khởi tố tội cố ý gây thương tích; và có thể chịu các hình phạt: cải tạo không giam giữ, phạt tù

Trong trường hợp tát người khác mà nặng; cần giám định người bị tát để xác định tỷ lệ thương tật; dựa vào kết quả giám định, điều tra cụ thể để xác định trách nhiệm hình sự đối với chủ quán

Hành vi “tát” người khác của chủ shop gây rối trật tự công cộng thì có thể cấu thành tội gây rối trật tự công cộng tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 với các hình phạt như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Ngoài ra người có hành vi tát người khác chỗ đông người làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của người khác có thể bị phạt tù về tội làm nhục người khác.

Video LSX đề cập vấn đề chủ shop chợ nhà xanh có thể bị xử phạt thế nào?

Chủ shop chợ nhà xanh có thể bị xử phạt thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Chủ shop chợ nhà xanh “tác động vật lý” khách hàng xử lý ra sao?”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới kết hôn với người Nhật Bản….., thì hãy liên hệ ngay tới LSX để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của LSX:  0833.102.102 

Câu hỏi thường gặp

Đánh người gây thương tích phải bồi thường ra sao?

Theo quy định đánh người gây thương tích phải bồi thường khi xâm phạm sức khỏe người khác như sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.

Xúc phạm người khác phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Theo đó người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này.
Cụ thể, loại trừ trường hợp có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21. Hành vi này có mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình quy định tại Điều 54. Mức phạt tiền cao nhất cho hành vi này lên tới 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm