Chứa chấp tài sản trộm cắp bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

bởi VanAnh
Chứa chấp tài sản trộm cắp bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật

Chào luật sư, vài ngày trước; cháu tôi đưa cho tôi 50 triệu bảo tôi cất hộ. Tôi có hỏi cháu lấy đâu ra nhiều tiền thế? Nó không chịu nói, nhưng sau một hồi tra hỏi nó khai số tiền này là trộm của nhà hàng xóm. Lúc đó cháu tôi ra sức van nài tôi giấu hộ nó 1 ngày thôi. Tôi rất lo sợ và không suy nghĩ được nhiều, liền đồng ý. Trưa ngày hôm đó, cháu tôi bị công an bắt. Cháu tôi khai là giấu tiền ở chỗ tôi. luật sư cho tôi hỏi Chứa chấp tài sản trộm cắp bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cảm ơn Luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Tài sản là gì?

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có; tài sản hình thành trong tương lai.

Chứa chấp tài sản trộm cắp là gì?

Chứa chấp tài sản có được do trộm cắp là hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp, che dấu tài sản; biết rõ đó là tài sản có được do người khác phạm tội mà có; nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.

Việc người phạm tội phải “Biết rõ” tài sản là do người khác phạm tội mà có” được hướng dẫn tại Thông tư 09; theo đó: “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.”.

Ngoài ra, cũng theo Thông tư 09 xác định “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: Tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: Xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

Hành vi chứa chấp tài sản trộm cắp là hành vi trái pháp luật; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; được quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự

Cấu thành tội phạm của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ nguòi nào có năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Theo đó Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Khách thể của tội phạm

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội,; đồng thời gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

Yếu tố Lỗi

Lỗi của người phạm tội trong tội này là lỗi cố ý trực tiếp: Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ là tài sản do người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Mặc dù biết rõ nhưng vẫn thực hiện các hành vi chứa chấp, tiêu thụ.

Mục đích

Mục đích không phải yếu tố bắt buộc khi xác định có phạm tội này hay không.

Mặt khách quan của tội phạm

Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngưòi khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có” chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ.

Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.

Hành vi phải đáp ứng 2 điều kiện:

  • Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu thụ tài sản của ngưòi đó;
  • Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản phạm tội mà có được tài sản đó.

Hậu quả của hành vi: Xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của người bị hại. Gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có; không quy định hậu quả gây ra do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Tuy nhiên, nếu hậu quả do hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có gây ra cấu thành tội phạm độc lập; thì người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng.

Chứa chấp tài sản trộm cắp bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ vào Điều 323 Bộ luật hình sự; Chứa chấp tài sản trộm cắp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Theo đó tội này có các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Giải quyết vấn đề

Như vậy , hành vi của bạn là hành vi chứa chấp tài sản có được do trộm cắp. Tài sản bạn chứa chấp là 50.000.000 đồng. Vì vậy có thể bạn sẽ bị truy cứu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Và mức phạt mà bạn có thể phải đối mặt là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chứa chấp tài sản trộm cắp bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người có được tài sản chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người chứa chấp, tiêu thụ tài sản có phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự không ?

Theo quan điểm của chúng tô, người chứa chấp tiêu thụ tài sản vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Vì điều luật quy định hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có.

Nếu có sự hứa hẹn với người phạm tội để tiêu thụ tài sản thì bị xử lý thế nào?

Nếu hứa hẹn trước thì người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản không phạm tội này mà đồng phạm với hành vi phạm tội của người có tài sản đem chứa chấp, tiêu thụ với vai trò là người giúp sức.

Hình phạt bổ sung của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm