Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề Chưa đủ 18 tuổi có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không? Pháp luật quy định về việc lấy lời khai của người chưa đủ 18 tuổi được thực hiện theo quy định như thế nào? Có cần thuê luật sư bảo vệ người làm chứng chưa đủ 18 tuổi không? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp những khúc mắc này nhé.
Cơ sở pháp lý
Khái niệm người làm chứng
Theo khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Như vậy, để trở thành người làm chứng cần có hai điều kiện:
- Biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, vụ án;
- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Quyền của người làm chứng
Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người làm chứng có các quyền sau:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;
- Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng để họ hiểu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng.
- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Khi tham gia tố tụng, để cung cấp nguồn chứng cứ hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án người làm chứng và người thân thích của họ có thể bị uy hiếp, đe dọa, trả thù. Vì vậy, họ được quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ, từ đó giúp họ làm tốt nhiệm vụ làm chứng của mình khi tham gia tố tụng.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
- Khi người làm chứng cho rằng các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người làm chứng được quyền khiếu nại.
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ?
Tại Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Theo đó, để lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ thì người làm chứng phải nói rõ vì sao biết tình tiết vụ án.
Người dưới 18 tuổi có được trở thành người làm chứng trong vụ án hình sự hay không?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người làm chứng như sau:
“Điều 66. Người làm chứng
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.”
Theo đó, pháp luật không quy định từ bao nhiêu tuổi mới được làm người làm chứng mà chỉ những người sau đây mới không được làm chứng trong vụ án hình sự:
– Người bào chữa của người bị buộc tội;
– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Như vậy, nếu người dưới 18 tuổi là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và không thuộc trường hợp không được làm chứng thì vẫn có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Nguyên tắc khi tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là gì?
Tại Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi cụ thể như sau:
“Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng
1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.”
Theo đó, nếu người làm chứng là người dưới 18 tuổi thì khi tiến hành tố tụng các cơ quan, người có thẩm quyền cũng phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trên với họ.
Người làm chứng là người dưới 18 tuổi thì việc lấy lời khai được thực hiện theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất đối với người dưới 18 tuổi như sau:
- “Điều 421. Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
5. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
c) Ngăn chặn người khác phạm tội;
d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án”
Như vậy, đối với người làm chứng là người dưới 18 tuổi thì việc lấy lời khai sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nhập hộ khẩu cho con ở đâu
- Nghỉ việc giữa tháng có đóng bảo hiểm không?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội?
- Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chưa đủ 18 tuổi có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về quyết toán thuế tncn qua mạng, công chứng ủy quyền tại nhà, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hành hóa đơn điện tử, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện để lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ:
Tại Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Theo đó, để lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ thì người làm chứng phải nói rõ vì sao biết tình tiết vụ án.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người làm chứng có các quyền sau:
Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại;
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng để họ hiểu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng.
Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ
Khi tham gia tố tụng, để cung cấp nguồn chứng cứ hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án người làm chứng và người thân thích của họ có thể bị uy hiếp, đe dọa, trả thù. Vì vậy, họ được quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ, từ đó giúp họ làm tốt nhiệm vụ làm chứng của mình khi tham gia tố tụng.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
Khi người làm chứng cho rằng các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người làm chứng được quyền khiếu nại.
Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Trên thực tế, do tác động của nhiều yếu tố như khả năng tiếp nhận thông tin hay tâm lý lo sợ trước hành vi phạm tội, người làm chứng nói chung và đặc biệt là người làm chứng có độ tuổi dưới 18 tuổi nói riêng có thể đưa ra lời khai không phải ánh đúng sự thật khách quan, thiếu tính chính xác.
Do đó, người làm chứng có thể liên hệ luật sư để được:
Tư vấn thêm về quy định pháp luật hiện hành;
Hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng hình sự với vai trò người làm chứng;
Tránh được việc chịu trách nhiệm hình sự nếu khai báo thiếu trung thực.