Chứng minh trong tố tụng hình sự là một dạng của quá trình nhận thức; nên nó tuân thủ không chỉ các quy luật khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng; mà còn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của luật tố tụng hình sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề: “Chứng minh trong Tố tụng hình sự.”
Căn cứ pháp lý
Đối tượng chứng minh trong Tố tụng Hình sự
- Những sự kiện, tình tiết cần xác định trong vụ án hình sự.
- Có hay không có hành vi phạm tội, thời gian, địa điểm; và những tình tiết khác của hành vi phạm tội.
- Ai, lỗi, động cơ, mục đích, năng lực trách nhiệm hình sự.
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo.
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
- Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Phân loại đối tượng chứng minh trong Tố tụng hình sự
-Những vấn đề cơ bản (xác định các yếu tố cấu thành tội phạm)
- Có/ không có hành vi phạm tội; thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội.
- Ai, lỗi, động cơ, mục đích, năng lực trách nhiệm hình sự.
-Những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự, hình phạt.
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo, tình tiết để miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt.
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
-Nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những vấn đề khác.
Quá trình chứng minh trong Tố tụng Hình sự
-Thu thập chứng cứ:
- Phát hiện: tự minh hoặc từ chủ thể khác. Từ nguồn luật định.
- Ghi nhận: lập biên bản, chuyển viện kiểm sát nếu cần.
- Bảo quản: bảo quản nguyên vẹn; do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chủ thể khác.
-Kiểm tra chứng cứ:
- Kiểm tra các thuộc tính từ chứng cứ.
- Dùng chứng cứ A kiểm tra chứng cứ B
- Tìm chứng cứ mới kiểm tra chứng cứ cũ đã có.
-Đánh giá chứng cứ
- Mục đích: được phép sử dụng chứng cứ đó không/ mối liên hệ giữa các chứng cứ/ giá trị chứng minh của chứng cứ/ sử dụng chứng cứ như thế nào.
- Phương pháp: Đánh giá từng chứng cứ/ đánh giá tổng hợp chứng cứ.
-Nguyên tắc: đúng pháp luật/ khách quan, toàn diện, đầy đủ, biện chứng.
Nghĩa vụ chứng minh trong Tố tụng hình sự
Nghĩa vụ chứng minh trong Tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra
– Chủ thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh: là Thủ trưởng; Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên.
- Khi thực hiện nghĩa vụ chứng minh; thủ trưởng cơ quan điều tra là người trực tiếp chỉ đạo; và tổ chức các hoạt động điều tra theo quy định.
- Khi thủ trưởng cơ quan điều tra vắng mặt; phó thủ trưởng được phân công điều tra vụ án hình sự phải thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
- Điều tra viên tiến hành thu thập; kiểm tra các chứng cứ và đánh giá từng chứng cứ theo sự phân công của thủ trưởng.
– Các giai đoạn tố tụng mà cơ quan điều tra thực hiện nghĩa vụ chứng minh:
- Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
- Giai đoạn điều tra:
– Phạm vi những vấn đề cơ quan điều tra; và cơ quan khác có thẩm quyền điều tra có nghĩa vụ chứng minh:
- Ở giai đoạn khởi tố vụ án; cơ quan điều tra có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố.
- Ở giai đoạn điều tra vụ án; cơ quan điều tra phải làm rõ những vấn đề được quy định tại Điều 63 BLTTHS. Ngoài các vấn đề được quy định tại điều 63; tùy từng vụ án có thể phải chứng minh thêm các tình tiết khác được quy định trong Điều 302; 312 BLTTHS.
Nghĩa vụ chứng minh trong Tố tụng hình sự của Viện kiểm sát
– Các giai đoạn tố tụng mà Viện kiểm sát thực hiện nghĩa vụ chứng minh:
- Giai đoạn khởi tố
- Giai đoạn điều tra
- Giai đoạn truy tố
- Giai đoạn xét xử sơ thẩm
- Giai đoạn xét xử phúc thẩm
– Phạm vi những vấn đề Viện kiểm sát có nghĩa vụ chứng minh:
- Trong giai đoạn điều tra; phạm vi những vấn đề mà Viện kiểm sát phải chứng minh cũng là những vấn đề mà cơ quan điều tra phải chứng minh; Viện kiểm sát cũng có thể mở rộng phạm vi nếu thấy có căn cứ xác định; Viện kiểm sát có quyền ra quyết định bổ sung quyết đinh khởi tố vụ án.
- Trong giai đoạn truy tố; phạm vi của Viện kiểm sát chủ yếu căn cứ vào bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của cơ quan điều tra; Viện kiểm sát phải chứng minh làm rõ đề nghị truy tố của cơ quan điều tra là có căn cứ hay không.
- Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; phạm vi của Viện kiểm sát là những vấn đề mà Viện kiểm sát đã quyết định truy tố.
- Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, phạm vi của Viện kiểm sát chủ yếu căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Chứng minh trong Tố tụng hình sự. ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Viện kiểm sát có thể tự mình thực hiện các hoạt động điều tra trong những trường hợp cần thiết (hỏi cung bị can, lấy lời khai, đối chất, thực nghiệm điều tra khi thấy cần phải thu thập thêm chứng cứ); Có các hoạt động có tính chất chỉ đạo điều tra
– Hoạt động xét hỏi tại phiên tòa
– Xem xét vật chứng
– Xem xét tại chỗ
– Nghị án và tuyên án
Trong giai đoạn này, Thẩm phán và Hội thẩm đều tiến hành nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhưng chủ yếu do thẩm phán chủ toạ phiên tòa tiến hành và ra quyết định giải quyết.