Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở đang diễn ra vô cùng nhanh chóng trên khắp đất nước. Có rất nhiều lý do đằng sau sự chuyển đổi này, và một trong những lý do quan trọng nhất là nhu cầu phát triển đô thị. Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở không chỉ mang lại nhiều tiềm năng về phát triển đô thị và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mà còn tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà phát triển bất động sản. Tuy nhiên, cũng có những ảnh hưởng tiêu cực do sự chuyển đổi này gây ra, như làm giảm diện tích đất trồng lúa, ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân. Với sự phát triển của đô thị, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở là tất yếu. Tuy nhiên, cần phải xem xét cẩn thận về các tác động của sự chuyển đổi này đến môi trường, cảnh quan, và sinh kế của người dân. Qua đó, sẽ tìm ra cách quản lý chuyển đổi đất hiệu quả và bảo vệ môi trường đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội.
Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở như thế nào năm 2023“. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Cơ sở pháp lý
Đất trồng lúa được định nghĩa là gì?
Đất trồng lúa được quy định trong Luật Đất đai 2013 như sau:
” Điều 134. Đất trồng lúa
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
2. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện tại thì đang bị hạn chế, trường hợp thật cần thiết thì sau đó nhà nước phải có biện pháp bổ sung diện tích đất trồng lúa lại.
Điều kiện để chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở
Theo tinh thần của khoản 1 điều 134 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nên việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp sẽ bị hạn chế.
Căn cứ khoản 1 điều 52 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt..”
Như vậy, việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp chỉ bị hạn chế chứ không cấm. Do đó, người dân có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích nhà ở. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất:
Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa (thuộc nhóm đất nông nghiệp) sang đất ở (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) thì phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
- UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.
UBND cấp huyện xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ruộng sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân theo 02 căn cứ sau:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu vị trí thửa ruộng thuộc khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì mới được chuyển.
Nếu đất nằm trong trường hợp này, thì người dân sẽ phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng.
Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất, căn cứ: Điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bổi Điều 2, khoản 3 thông tư số 18/2016/TT-BTC quy định cụ thể chi tiết như sau:
– Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.
Trong đó:
- Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;
- Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
- Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Bên cạnh đó, khi chuyển đổi đất trồng lúa thành đất ở anh còn phải áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại (Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời hạn nộp khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa để các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện.
- Nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khi nộp hồ sơ xuất trình thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu.
Các bước thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
– Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường;
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 2. Xử lý, giải quyết yêu cầu:
– Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 3. Trả kết quả:
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời gian thực hiện:
+ Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Mời bạn xem thêm
- Điều kiện và thủ tục phá sản công ty hợp danh như thế nào?
- Thủ tục đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế năm 2023
- Dịch vụ lưu trú là gì? Và các loại hình dịch vụ lưu trú
- Trình tự thực hiện thủ tục trình báo mất hộ chiếu như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở như thế nào năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai, quy định: “Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng Đăng ký đất đai”.
– Đồng thời tại Quyết định số 274/QĐ-STNMT ngày 22/4/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành khai thác và cập nhật chỉnh lý biến động cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương, quy định phân cấp cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện cung cấp thông tin về dữ liệu địa chính của địa phương.
Do đó, Văn phòng Đăng ký đất đai đề nghị Ông/Bà liên hệ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thị xã, thành phố nơi có đất để được cung cấp thông tin về dữ liệu đất đai đối với thửa đất thuộc quyền sử dụng.
Thực hiện theo quy định tại Điều 86 của Luật Đất đai 2013.
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.
Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi.
2. Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.
3. Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do UBND cấp tỉnh quyết định.
4. Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.
Chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa phương.