Khi thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án, đa phần; chúng ta thường thấy sự xuất hiện của luật sư bào chữa. Khi thực hiện thủ tục tố tụng hình sự, có bắt buộc phải có luật sư khi ra Tòa? Theo quy định của pháp luật, Có bắt buộc phải có luật sư khi ra Tòa? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Nội dung tư vấn
Quyền bào chữa là gì?
Quyền bào chữa là phương tiện pháp lý cần thiết để người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền bào chữa thể hiện tính tranh tụng trong hoạt động tố tụng.
Có nói quyền bảo chữa là điều kiện không thể thiếu được góp phần cho việc xét xử khách quan và công minh. Việc mở rộng quyền bào chữa càng khiến cho việc giải quyết được chính xác, tránh oan sai. Việc lựa chọn luật sư, người bào chữa khi ra Tòa do người bị buộc tội; người đại diện hoặc người thân thích của họ quyết định.
Có bắt buộc phải có luật sư khi ra Tòa?
Có bắt buộc phải có luật sư khi ra Tòa? Như đã phân tích, có thể nói việc nhờ luật sư bào chữa hay không nó phụ thuộc vào ý chí của người bị buộc tội. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa. Các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ yêu cầu Đoàn luật sư hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cử người bào chữa cho họ kể cả trong trường hợp người bị buộc tội không yêu cầu.
Quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Nghị định hướng dẫn về các trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự. Theo đó, người bị buộc tội; người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ nếu thuộc 1 trong hai trường hợp sau đây:
- Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù; tù chung thân, tử hình;
- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Những trường hợp nào chỉ định luật sư bào chữa?
Cụ thể hóa như sau tại Điều 76 như sau:
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
1, Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội; người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can; bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù; tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Theo đó, bị can; bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho hành vi bị cáo buộc của mình. Điều này nhằm đảm bảo công bằng cho tất cả các bên – người bị hại và người bị buộc tội.
Tuy nhiên nếu vụ án có tính phức tạp thì vấn đề tự bào chữa là việc khó khăn. Bởi vậy, việc nhờ sự giúp đỡ của luật sư người mà có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm hoạt động tố tụng là biện pháp phổ biến. Vì nhiều vấn đề pháp lý trong quá trình giải quyết vụ án hình sự như hành vi bị truy tố có dấu hiệu tội phạm hay không?; nếu là tội phạm thì là tội gì?; bị cáo có lỗi khi thực hiện hành vi đó hay không?; lỗi cố ý hay vô ý? chứng cứ của bên buộc tội có hợp pháp hay không?,…
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ Luật Sư tư vấn
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Sống chung nhà sau ly hôn có vi phạm pháp luật hiện hành không?
Câu hỏi thường gặp
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Người bào chữa có thể là:
+ Luật sư;
+ Người đại diện của người bị buộc tội;
+ Bào chữa viên nhân dân;
+ Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.