Có bị tạm giữ xe máy khi không lập biên bản xử phạt không?

bởi Hải Đinh
Có bị tạm giữ xe máy khi không lập biên bản xử phạt không ?

Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông ngày càng diễn ra phức tạp. Tùy lỗi và mức độ, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc trong trường hợp nào mình sẽ bị tạm giữ xe. Có bị tạm giữ xe máy khi không lập biên bản xử phạt không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Luật Sư X dưới đây.

Căn cứ pháp lý 

Có bị tạm giữ xe máy khi không lập biên bản xử phạt không?

Mọi trường hợp tạm giữ phương tiện đều phải lập biên bản. Đồng nghĩa rằng, CSGT bắt buộc phải lập biên bản khi tạm giữ xe máy của người vi phạm.

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định : Người lái xe vi phạm an toàn giao thông không chỉ bị phạt tiền; mà còn có thể bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm trong một số trường hợp.

Theo đó, CSGT được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày; trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Theo quy định tại khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012:

Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; giấy phép; chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm;

Trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến.

Theo đó, mọi phương tiện vi phạm bị tạm giữ đều phải lập biên bản; biên bản phải được lập thành 02 bản. Tuy nhiên; nếu phát hiện vi phạm giao thông nhờ dùng phương tiện; thiết bị kỹ thuật; nghiệp vụ thì CSGT phải lập biên bản mà không cần quan tâm đến mức phạt.

Mời bạn xem thêm bài viết: Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip không?

Khi nào được xử phạt vi phạm hành chính không cần biên bản?

Liên quan đến vấn đề có bị tạm giữ xe máy khi không lập biên bản xử phạt không? Vậy nếu câu trả lời là không hãy cùng tìm hiểu xem: khi nào được xử phạt vi phạm hành chính không cần biên bản? 

Trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng (với cá nhân); 500.000 đồng (với tổ chức) thì CSGT được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ mà không cần lập biên bản. Căn cứ Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; CSGT được xử phạt hành chính trực tiếp mà không cần lập biên bản trong trường hợp sau:

  • Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức; và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
  • Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện; thiết bị kỹ thuật; nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Như vậy, nếu hành vi vi phạm không thuộc trường hợp trên; CSGT phải tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên: nếu phát hiện vi phạm giao thông nhờ dùng phương tiện; thiết bị kỹ thuật; nghiệp vụ thì CSGT phải lập biên bản mà không cần quan tâm đến mức phạt.

Thời gian tạm giữ xe máy

Thời gian tạm giữ xe máy;và các phương tiện vi phạm được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13; do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012:

  •  Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép; chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc; kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc; kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp.
  • Thời hạn tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật; phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
  •  Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

Trên đây là tư vấn của luật sư X về trường hợp tạm giữ xe máy ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bao lâu?” answer-0=” Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng với trường hợp nào?” answer-1=”Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Khi nào CSGT phải lập biên bản mà không cần quan tâm đến mức phạt?” answer-2=”Nếu phát hiện vi phạm giao thông nhờ dùng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì CSGT phải lập biên bản mà không cần quan tâm đến mức phạt.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm