Việc hỏi cung bị can có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật của vụ án; do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Vậy theo quy định của pháp luật, phải hỏi cung bị can vào ban đêm hay ban ngày? Hãy cùng Bộ phận tư vấn Luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Nội dung tư vấn
Hỏi cung bị can là gì? Ai có thẩm quyền hỏi cung bị can?
Theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, hỏi cung bị can được xác định như sau:
“Điều 183: Hỏi cung bị can
1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.
2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
………..”
Như vậy, hỏi cung bị can được hiểu là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định; đối với một người đã bị khởi tố về hình sự (bị can); nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ; và của những người đồng phạm. Quy định này hướng đến ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật; vi phạm quyền và lợi ích của bị can; ngăn ngừa bức cung và dùng nhục hình đối với bị can.
Thẩm quyền được hỏi cung bị can: Điều tra viên được quyền hỏi cung bị can trước khi có quyết định phê chuẩn; quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát.
Có được hỏi cung bị can vào ban đêm không?
Cũng theo Điều 183 Bộ luât Tố tụng hình sự 2015 cho thấy, quan điểm của nhà làm luật hướng đến bảo đảm quyền của bị can. Thời gian hợp lý nên hiểu là khoảng thời gian nhằm đảm bảo cho người bào chữa có thể thu xếp; chuẩn bị tham gia hoạt động hỏi cung bị can; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp; trợ giúp pháp lý tốt nhất cho bị can.
Việc cán bộ hỏi cung vào ban đêm pháp luật không cho phép, nhưng trừ trường hợp không thể trì hoãn được (Ví dụ như: Cần phải phục vụ yêu cầu truy bắt người đồng phạm; thu giữ ngay vật chứng, công cụ, phương tiện phạm tội; làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can;…). Mọi trường hợp hỏi cung bị can vào ban đêm, Điều tra viên phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung.
Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Tức là chỉ trong trường hợp không thể trì hoãn được thì mới được hỏi cung bị can vào thời điểm này.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc. Hãy liên hệ với Luật sư X khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tại sao không được bắt người vào ban đêm?” answer-0=”Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa đưa ra hướng dẫn; giải thích chính thức nào về việc không được bắt người vào ban đêm. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc pháp luật cấm bắt người vào ban đêm nhằm đảm bảo trật tự; tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến những người xung quanh; bởi ban đêm là thời điểm hầu hết mọi người đều đang ngủ. Hơn nữa, việc bắt người vào ban đêm còn không đảm bảo tính công khai; minh bạch của hoạt động bắt giữ. Cũng chính vì vậy mà ngoài quy định không được bắt người vào ban đêm; Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định: – Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm (khoản 6, Điều Điều 127); – Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được; nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 3 Điều 183); – Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp; nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 1 Điều 195); – Không được lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm (khoản 3 Điều 443). ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều tra viên, Kiểm sát viên có được bức cung; hoặc dùng nhục hình đối với bị can không?” answer-0=”Điều tra viên, Kiểm sát viên không được bức cung; hoặc dùng nhục hình đối với bị can. Bức cung là bức ép bị can phải khai báo; khai không đúng sự thật; khai theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên; bằng việc dùng những thủ đoạn; phương pháp hỏi cung trái pháp luật như: Đe dọa dùng nhục hình; đe dọa bắt giam bị can (đang tại ngoại); hoặc người thân của bị can; đe dọa, khống chế về tinh thần;… Dùng nhục hình là tra tấn, đánh đập; hoặc dùng các thủ đoạn thô bạo khác làm cho bị can bị đau đớn về thể xác; hoảng loạn về tinh thần mà phải khai báo không đúng sự thật; hoặc khai báo theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên;… Điều luật nghiêm cấm bức cung và dùng nhục hình trong khi hỏi cung; vì những việc làm trái pháp luật này không những xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm của bị can; mà còn làm sai lệch sự thật vụ án. Điều tra viên, Kiểm sát viên có hành vi bức cung; nhục hình phải chịu trách nhiệm hình sự.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nếu vụ án có nhiều bị can thì phải hỏi cung như thế nào?” answer-0=”Nếu vụ án có nhiều bị can thì phải hỏi cung riêng từng bị can; và không được để cho các bị can tiếp xúc với nhau; để tránh các bị can thông cung, khai báo không đúng sự thật. Vì vậy, Điều tra viên phải sắp xếp thời gian triệu tập bị can để hỏi cung riêng; mỗi bị can vào những thời gian khác nhau. Nếu vụ án do nhiều Điều tra viên tiến hành điều tra; và cần thiết phải hỏi cung nhiều bị can cùng một thời gian; thì phải bố trí các chỗ hỏi cung riêng để các bị can không tiếp xúc được với nhau. Trong trường hợp cần thiết hoặc nếu bị can yêu cầu; thì Điều tra viên có thể cho bị can tự viết lời khai. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
https://youtu.be/DL9GYIWajis
Hotline: 0833.102.102