Theo quy định của pháp luật, việc nghỉ lễ vào các dịp quốc khánh, quốc tế lao động, hoặc các ngày lễ lớn của dân tộc thì người lao động sẽ được hưởng lương. Câu hỏi đặt ra ở đây là, đối với những người lao động chưa chính thức (Có được nghỉ lễ hưởng lương khi đang thử việc không? Tham khảo bài viết sau của luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Có được nghỉ lễ hưởng lương khi đang thử việc ?
Việc thử việc là một cơ hội mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động có thể tiến hành “thủ” trình độ người lao động bằng việc cho phép một quãng thời gian hai bên có thể xem xét có ký kết hợp đồng chính thức hay không. Mặc dù chỉ là thử việc, nhưng pháp luật vẫn có những quy định riêng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Cụ thể chính là việc người người lao động vẫn được nghỉ trong ngày nghỉ kể cả khi đang trong quá trình thử việc.
Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về thử việc như sau:
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc
Cụ thể, các bên có quyền thỏa thuận về thời gian,
- Không quá 60 ngày nếu công việc cần trình độ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày nếu công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc nếu là công việc khác.
Bởi theo quy định trên thì pháp luật không hề có một quy định cụ thể về việc thời gian thử việc phải là thời gian làm việc thực tế. Nghĩa là, nếu ngày nghỉ trùng vào thời gian thử việc thì người lao động vẫn được nghỉ như thường.
Ngày nghỉ lễ ở đây bao gồm lễ tết, nghỉ Quốc Khánh, nghỉ Quốc tê lao động, nghỉ 30/4, nghỉ lễ Giỗ tổ.
Quyền được hưởng lương khi đang thử việc những ngày lễ
Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 có quy định như sau:
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc kèm thèo được hưởng nguyên lương trong những ngày lễ ngày Quốc khánh, Quốc tế lao động, giỗ tổ Hùng Vương hay ngày Chiến thắng (30/4), tết như tết dương lịch, âm lịch. Các bên phải thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 85% lương thử việc. Với những người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Cũng có thể thấy, pháp luật không hề có sự phân biệt nào đối với người lao động thử việc và người lao động chính thức ở đây. Bởi vậy, câu trả lời rằng Người lao động vẫn có quyền hưởng lương khi đang thử việc, vẫn được nghỉ lễ kể cả trong thời gian thử việc.
Nếu công ty cố tình không trả lương cho bạn trong thời gian này thì người lao động sẽ trực tiếp khiếu nại tới Giám đốc, người đại diện theo pháp luật nơi mình làm việc. Nễu vẫn không được thì có thể nhờ tới sự can thiệp của tổ chức công đoàn cơ sở nếu doanh nghiệp đã thành lập công đoàn hoặc yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.
Trường hợp vẫn không được, người lao động có thể làm đơn khiếu nại khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc làm đơn gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở để yêu cầu doanh nghiệp phải trả đủ lương ngày lễ. Được quy định cụ thể tại Điều 200 Luật Lao động 2012:
Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ điều 26 bộ luật lao động; mức lương người lao động thử việc ít nhất bằng 85% mức lương của công việc ứng tuyển; không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ điều 24 bộ luật lao động 2019; hợp đồng lao động dưới 1 tháng không được áp dụng thử việc. Như vậy sẽ không áp dụng thử việc với hợp đồng lao động có thời hạn 15 ngày.
Căn cứ điều 24 bộ luật lao động 2019; quy định của luật về nội dung hợp đồng thử việc sẽ không bao gồm nội dung đóng bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng thử việc.