Tuỳ theo từng loại công việc, tính chất công việc khác nhau thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm thời gian ngoài thời gian đã ký kết trong hợp đồng. Lúc này, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ hay không? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qưa bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ khi được yêu cầu ?
Làm thêm giờ là trường hợp người lao động làm thêm sản phẩm đối với công việc tính trên sản phẩm, làm thêm thời gian ngoài so với thỏa thuận theo hợp đồng. Pháp luật cho phép việc làm thêm giờ nhưng nhằm đảm bảo về sức khỏe của người lao động, thời hạn này cũng có giới hạn nhất định. Cụ thể thì, Căn cứ theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động được đề nghị người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:Thứ nhất, phải được sự đồng ý của người lao động: Bằng việc thông báo và thỏa thuận với người lao động về thời gian làm thêm, mức lương thì người sử dụng lao động phải hỏi ý kiến người lao động. Nếu được đồng ý thì người sử dụng lao động mới được phép yêu cầu người lao động làm thêm giờ. Thứ hai, người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động theo quy định, cụ thể:
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày (tức là không quá 12 giờ/01 ngày);
- Trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/01 ngày; không quá 30 giờ/01 tháng và tổng số không quá 200 giờ/01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Bên cạnh đó thì khi muốn tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.Bởi vậy, rõ ràng, việc làm thêm giờ không những làm ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động cũng như sự quản lý của nhà nước với Doanh nghiệp. Bởi vậy nên, theo quy định trên thì người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ. Song, để đảm bảo cho quyền lợi của người sử dụng lao động thì trong một số trường hợp khác, người lao động không có quyền từ chối yêu cầu làm thêm giờ.
Trường hợp người lao động không được từ chối làm thêm giờ
Căn cứ theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
Theo đó, các trường hợp không được từ chối làm thêm giờ thường liên quan đến chế độ an ninh, nhiệm vụ Quốc phòng và công việc quốc gia. Bởi vậy, rõ ràng, việc làm thêm giờ này không được từ chối là việc thích đáng!Cụ thể hóa như sau:
Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Câu hỏi liên quan
Người lao động hoàn toàn có quyền làm thêm ngoài giờ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên; việc này phải phù hợp với các điều khoản đối với hợp đồng đã giao kết ở công việc chính. Nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận với nhau về vấn đề không được làm việc nào khác ngoài công việc chính thì người lao động phải tuân thủ theo.
Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định; công ty chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động khi:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc cắt giảm nhân sự;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu;
– Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động.
Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng; công ty phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; và 3 ngày đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng. Nếu vi phạm quy định này; công ty phải trả cho người lao động khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.