Vì tương lai con em chúng ta, ai mà chẳng có lúc phải cố gắng, nỗ lực làm thêm giờ, những mong có cuộc sống khấm khá hơn. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ những quy định về lương khi làm thêm giờ. Do đó, trong nội dung bài viết này; phòng tư vấn Luật lao động của Luật sư X giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về tiền lương đi làm thêm.
Luật sư X xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tiền lương đi làm thêm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương đi làm thêm được quy định như sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1, Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Hơn nữa, người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên; thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày
Tiền lương đi làm thêm vào ngày lễ tết là bao nhiêu?
Người lao động cần chú ý với trường hợp tiền lương đi làm thêm vào ngày lễ, tết, tiền lương được tính như sau:
+ Tiền lương đi làm thêm ngày lễ, tết sẽ bằng 400% tiền lương bình thường;
+ Tiền lương đi làm thêm ngày lễ vào ban đêm thì lương là 450% tiền lương bình thường; (300% tiền lương ngày lễ, tết, 30% tiền lương làm việc vào ban đêm; 20% tiền lương làm thêm vào ban đêm và 100% tiền lương của ngày đó).
+ Tiền lương đi làm thêm vào ngày lễ, tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần; thì được nhận mức lương như làm thêm vào ngày lễ, tết chứ không được cộng dồn lương ngày lễ; tết + ngày nghỉ hàng tuần.
+ Làm thêm vào ngày nghỉ bù khi ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần; thì tiền lương nhận được bằng 200% tiền lương bình thường.
Khi cả xã hội vui chơi thì mình lại phải đi làm, thật vất vả phải không. Hãy ghi nhớ để bảo vệ quyền lợi nhé.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết; tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833 102 102
Mời bạn xem thêm: Người lao động mất việc do dịch bệnh có được hỗ trợ?
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp chỉ được chậm lương của người lao động trong trường hợp đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn vì lý do bất khả kháng.
Tuy nhiên, thời gian không được vượt quá 30 ngày. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên; công ty phải đền bù cho người lao động một khoản tiền lãi của số tiền chậm trả tính theo lãi suất ngân hàng.
Người lao động được nghỉ việc vào những dịp lễ, tết. Nếu nhân viên tự nguyện đi làm vào thời gian nghỉ sẽ phải thực hiện việc trả tiền lương đi làm thêm theo đúng quy định pháp luật.
Nếu người sử dụng lao động ép buộc người lao động đi làm vào thời gian nghỉ phép sẽ bị xử lý như sau: Phạt tiền lên tới 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đến 75.000.000 đồng do vi phạm về việc trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu số lượng người lao động bị trả lương không đúng hạn lớn; công ty sẽ bị phạt mức càng cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả; tính theo mức lãi suất của các ngân hàng thương mại.