Chào Luật sư, năm 2014 gia đình tôi có mua một miếng đất, tuy nhiên trớ trêu thay lại mua nhằm một mảnh đất có một ngôi mộ vô danh. Hiện gia đình tôi không biết có nên yêu cầu di dời ngôi mộ này được hay là không. Luật sư có thể cho tôi hỏi về việc gia đình tôi có được yêu cầu di dời mồ mả trên đất của mình? hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam có rất nhiều ngôi mộ được xây dựng nhờ trên đất của người khác. Lâu ngày con cháu họ dần lãng quên nên đã không rước những phần mộ này về với gia đình. Điều này khiến cho nhiều chủ đất khi rơi vào tình cảnh này không biết phải làm sao. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật có được yêu cầu di dời mồ mả trên đất của mình?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc có được yêu cầu di dời mồ mả trên đất của mình?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Luật Bảo vệ môi trường 2020
- Nghị định 23/2016/NĐ-CP
- Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017
Quy định về quyền của người sử dụng đất tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Thời điểm được phép thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.
– Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng
Quy định về chôn cất mồ mả tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như sau:
– Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo.
– Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
– Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
– Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.
– Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.
Có được yêu cầu di dời mồ mả trên đất của mình?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ như sau:
– Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
- Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
– Các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:
- Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
- Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
- Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được chủ đất được quyền yêu cầu con cháu của chủ ngôi mộ di dời mồ mả trên đất của mình.
Có được tự ý di dời mộ của người khác hay không?
Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:
– Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
- Vì động cơ đê hèn;
- Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Như vậy bạn không được yự ý di dời mộ của người khác khi chưa được sự cho phép của con cháu họ.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Có được yêu cầu di dời mồ mả trên đất của mình?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến chia đất khi ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Quy định diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân như sau:
– Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 05 m2.
– Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 03 m2
Trách nhiệm cải tạo, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện việc cải tạo, đóng cửa, di chuyển các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
– Các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển để thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng thì kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng.
Đối với việc di chuyển mồ mả không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này thì người có mồ mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.