Có nên cấm sóng nghệ sĩ vi phạm ở Việt Nam?

bởi NguyenDucThuan
Cấm sóng nghệ sĩ vi phạm

Nghệ sĩ nói luôn có những sức ảnh hưởng lớn đến công chúng; tác động sâu rộng vào đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội. Do đó, cần phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ những chủ thể này. Ở nước ta việc quản lý nghệ sĩ hiện nay như thế nào? Chế tài cấm sóng nghệ sĩ vi phạm đã được áp dụng hay chưa?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X

Cơ sở pháp lý

  1. Dự thảo bộ quy tắc ứng xử đối với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
  2. Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
  3. Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Cấm sóng là gì?

“Cấm sóng” là hình thức xử lý được áp dụng đối với nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức; thông qua việc cấm hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật trong một thời gian nhất định/vĩnh viễn bao gồm:

  • Ngăn cấm nghệ sĩ tham gia hoạt động;
  • Cấm các phương tiện truyền thông đưa tin/phát sóng chương trình;
  • Kiểm soát chặt chẽ các bài đăng trên các trang mạng xã hội
  • Gỡ sạch biển quảng cáo, hình ảnh có liên quan ở nơi công cộng
  • Biện pháp khác

Việt Nam có quy định về cấm sóng nghệ sĩ vi phạm chưa?

Giới hạn hành vi của nghệ sĩ?

Dự thảo bộ quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật

Thời gian gần đây, “Dự thảo quyết định của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về việc ban hành quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật” đã được đệ trình để điều chỉnh hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ. Tuy nhiên, việc “cấm sóng” với những người làm nghệ thuật vi phạm đạo đức, có hành vi không đúng mực; vi phạm pháp luật không được quy định trong dự thảo. Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định, Bộ quy tắc không phải văn bản quy phạm pháp luật; chỉ là văn bản hướng dẫn hành vi đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung; bao gồm cả sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm.

Nghị định144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Ở nước ta, hành vi của người hoạt động nghệ thuật bị “giới hạn” theo Điều 3 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP Quy định về hoạt động biểu diễn. Nghị định này nêu rõ những điều cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, cụ thể:

Điều 3. Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn

  • Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền; và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
  • Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
  • Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh; động tác, phương tiện biểu đạt; hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Chế tài xử lý nghệ sĩ vi phạm?

Việc xử lý vi phạm được quy định tại nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Theo đó, các hình thức xử phạt chính được áp dụng là: cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung; hoặc biện pháp khắc phục hậu quả: buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân; Buộc tháo gỡ phim, bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử; trên môi trường mạng và kỹ thuật số; Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi phim đã được phép phổ biến; bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã được phép lưu hành; triển lãm; triển lãm mỹ thuật, triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh, trại sáng tác điêu khắc; sản phẩm quảng cáo….

Vì sao cần phải cấm sóng nghệ sĩ vi phạm?

  • Bộ quy tắc ứng xử mang tính chất khuyến cáo, khuyến khích thực hiện là chưa đủ; chưa tác động và làm thay đổi được nhận thức của nghệ sĩ vi phạm. Bộ Quy tắc ứng xử chỉ có giá trị định hướng hành vi của nghệ sĩ, hoàn toàn không có các chế tài như luật, không phải là công cụ để “trừng trị” những vi phạm pháp luật và đạo đức của nghệ sĩ.
  • Xử phạt vi phạm hành chính – chế tài không đủ mạnh sẽ không đủ sức răn đe với nghệ sĩ có hành vi vi phạm. Chẳng hạn, xử phạt vi phạm hành chính thông qua hình thức “phạt tiền” . Về bản chất chất là sự tác động vào lợi ích của người vi phạm, với cơ chế thúc đẩy tâm lý “sợ bị phạt”; nhờ đó mà nâng cao tính tuân thủ pháp luật tốt hơn. Tuy nhiên, đối với nghệ sĩ, hình thức này có thực sự phát huy hiệu quả khi mà số tiền nghệ sĩ kiếm được là rất lớn.
  • Thực trạng nghệ sĩ vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức ở nước ta ngày càng phổ biến. nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã có các hành vi “lệch chuẩn”, từ tuyên truyền “ăn giun đất để chữa Covid-19, văng tục trên mạng xã hội, quảng cáo tiền ảo, lùm xùm tiền từ thiện” đến việc “giới thiệu thuốc nhưng tâng bốc về hiệu quả sử dụng“.

Do đó, cần thiết phải có những chế tài nặng hơn cụ thể là “cấm sóng” – đây sẽ là hướng đi mới trong việc quản lý hành vi của nghệ sĩ Việt.

Quy định về cấm sóng nghệ sĩ vi phạm tại Trung Quốc và Hàn Quốc

Phong sát nghệ sĩ tại Trung Quốc

 “Phong sát” (cấm sóng, hạn chế hoạt động nghệ thuật) trở thành biện pháp khá phổ biến được áp dụng với nghệ sĩ tại Trung Quốc, khi mà một loạt ngôi sao lớn vướng phải scandal nghiêm trọng về đạo đức và pháp luật. Biện pháp này được coi là chế tài hiệu quả đối với các nghệ sĩ “có vết nhơ”, là quy định khắt khe nhằm chấn chỉnh hoạt động của nghệ sĩ, hạn chế tiêu cực trong ngành giải trí. Những quy định của Trung Quốc trong quản lý hoạt động nghệ sĩ mang tính nghiêm ngặt và khá đồng bộ thông qua “Bộ quy tắc với nghệ sĩ”“Thông báo về việc thực hiện công việc quản lý toàn diện trong lĩnh vực văn hóa và giải trí”.

Cấm sóng nghệ sĩ tại Hàn Quốc

Các nghệ sĩ vẫn phải chịu các chế tài nghiêm khắc từ các văn bản pháp luật khác hay từ các nhà đài quốc gia. Bên cạnh phải chịu các chế tài từ truy tố hình sự hay xử phạt hành chính; các nghệ sĩ còn phải ngừng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật trước “lệnh phong toả” của các nhà đài. Các tác phẩm nghệ thuật có chứa nội dung liên quan đến vi phạm pháp luật; hay ngôn từ dung tục, sai lệch chuẩn mực đạo đức của bị các nhà đài ban hành công văn cấm chiếu. 

Trước sự ảnh hưởng to lớn của giới nghệ sĩ, để điều chỉnh môi trường hoạt động một cách lành mạnh, trong sạch; các nhà lập pháp Hàn Quốc bắt đầu can thiệp và lập ra các tiêu chuẩn nhất định cho giới nghệ sĩ. “Cấm sóng” ở Hàn Quốc đang dần dần không còn đơn thuần là sự tẩy chay của công chúng và các cơ quan truyền hình mà nó bắt đầu tiến đến là một quy phạm pháp luật. Các hành vi sai lệch của giới nghệ sĩ có thể dẫn đến sự ngừng hoạt động nghệ thuật vĩnh viễn. 

Kết luận

Câu chuyện ứng xử văn hóa, trách nhiệm của nghệ sĩ cần phải đặt ra và tìm biện pháp chấn chỉnh. Nghệ sĩ nói riêng và người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung ở Việt Nam đã đến lúc phải bị “kiềm chế” theo các tiêu chuẩn của đạo đức và pháp luật. Xây dựng cơ chế phù hợp để xử lý nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý nghệ sĩ ở nước ta, “lành mạnh hóa” môi trường văn hóa nghệ thuật và phù hợp với kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Có nên cấm sóng nghệ sĩ vi phạm ở Việt Nam”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi và đối tượng áp dụng của Bộ quy tắc ứng xử?

Phạm vi áp dụng: Hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật trong hoạt động nghề nghiệp; đối với đồng nghiệp, với công chúng, khán giả; khi tham gia công tác xã hội, báo chí, truyền thông và mạng xã hội.
Đối tượng áp dụng: Người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Phong sát là gì?

Việc cấm một nhân vật được chỉ định (ngôi sao, nghệ sĩ…) tham dự vào các hoạt động hay tham gia một công việc nào đó, hoặc cấm một số phương tiện truyền thông được chỉ định truyền phát các tiết mục hay xuất bản các ấn phẩm nào đó, hoặc cấm việc tung ra một số tin tức nào đó. Đây là hành vi cấm đoán mang tính vĩnh viễn hoặc có tính vĩnh viễn chủ quan.

Trách nhiệm quản lý nghệ sĩ thuộc về ai?

Cần có sự phối hợp cụ thể của các cơ quan quản lí nhà nước ở Trung ương; cơ quan địa phương, các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong các lĩnh vực truyền thông, văn hoá, nghệ thuật cũng đóng vai trò quan trọng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm