Có nên ham rẻ mua xe ăn trộm, cắp?

bởi
Có nên ham rẻ mua xe ăn trộm, cắp?
Hiện nay, một chiếc xe máy thường có giá dao động từ khoảng 18 đến hơn 100 triệu đồng tùy dòng xe. Tuy nhiên, để có thể bỏ ra nguyên một món tiền lớn để mua được chiếc xe ưa thích thì không phải ai cũng có khả năng tài chính. Vì thế, khi tình cờ tìm được những chiếc xe đúng nhu cầu mà lại được bán với giá rẻ thì không phải người nào cũng bỏ thời gian để tìm hiểu nguồn gốc của xe. Thông thường, những chiếc xe giá rẻ này lại xuất xứ từ những phi vụ trộm cắp. Vậy có nên mua những chiếc xe giá rẻ như này hay không? LSX xin gửi tới bạn đọc bài viết sau.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

Thông thường, khi nhà thừa xe hoặc có nhu cầu mua xe mới cần thanh lý xe cũ thì những chiếc xe cũ đó sẽ được bán với giá rất rẻ và không còn bảo hành. Tuy nhiên, không phải lúc nào xe giá rẻ cũng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đa số những xe đó đều do có người ăn cắp, ăn trộm. Vậy nếu người dân mua phải xe có nguồn gốc “đen” này thì sẽ bị xử lý thế nào?

1. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

Khi mua xe giá rẻ mà người mua biết rõ chiếc xe đó nguồn gốc từ việc ăn cắp, ăn trộm mà có nhưng vẫn bỏ tiền mua và mang về sử dụng thì sẽ bị xử lý hình sự về hành vi này, theo quy định tại Điều 323 về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Cụ thể

Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, trong trường hợp người mua xe có được biết về nguồn gốc “đen” của chiếc xe đó là do ăn cắp, ăn trộm mà có nhưng vẫn chấp nhận mua để sử dụng hoặc để kinh doanh thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật:

  • Phạt tiền: từ 10.000.000đ đến 100.000.000đ
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
  • Phạt tù: từ 06 tháng đến 03 năm

2. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Trong trường hợp người mua xe chỉ vì xe có giá rẻ, vẫn sử dụng tốt nhưng lại không biết về nguồn gốc xuất xứ do ăn cắp ăn trộm mà có thì sẽ không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, khi có bất kỳ chiếc xe nào bị mất cắp, mất trộm thì người chủ xe sẽ lên Cơ quan Công an trình báo. Tại đây, Cơ quan Công an sẽ đưa biển số xe của chiếc xe đó vào danh mục lưu trữ để ý để có thể kiểm tra lưu thông trên đường. Vì thế, người mua chiếc xe ăn cắp ăn trộm đó không thể thực hiện được các thủ tục sang tên, đổi chủ chiếc xe ấy một cách hợp pháp mà phải chấp nhận những rủi ro có thể phát sinh với chiếc xe này khi bị Cơ quan Công an kiểm tra.

Mặt khác, khi người bán chiếc xe do ăn trộm mà có đó bị bắt thì người này sẽ khai hết các thông tin có liên quan đến việc mua bán chiếc xe và nguồn gốc xuất xứ của nó, bao gồm cả thông tin nhân thân của người mua chiếc xe này. Theo đó, người mua xe sẽ có trách nhiệm giao nộp chiếc xe này cho Cơ quan công an để làm bằng chứng điều tra và định tội đối với hành vi mua bán xe có nguồn gốc xuất xứ do phạm tội mà có.

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định giao dịch mua bán tài sản với người có hành vi trộm cắp mà có là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm vào điều cấm của luật theo Điều 123:

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Mà hành vi trộm cắp tài sản là một hành vi vi phạm pháp luật đã được quy định rõ ràng tại Điều 133 và Điều 138 BLHS 2015. Vì thế, giao dịch mua bán xe trong trường hợp này là giao dịch dân sự vô hiệu vì vi phạm điều cấm của BLDS 2015. Giao dịch mua bán xe vô hiệu thì sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả người mua và người bán. Vì thế, người mua xe sẽ phải giao nộp chiếc xe đã mua cho Cơ quan Công an để trả lại cho người chủ sở hữu của chiếc xe đó. Mặt khác, người bán xe phải thanh toán hoàn trả cho người mua xe số tiền trước đó đã nhận khi có giao dịch mua bán chiếc xe này. Tuy nhiên, trên thực tế, người bán xe sẽ có khả năng bị xử lý hình sự và không có đủ tài chính khắc phục lỗi trong trường hợp này nên thông thường người mua xe sẽ bị chịu rủi ro mất trắng toàn bộ tài sản trước đó đã bỏ ra để mua chiếc xe có nguồn gốc “đen” đó Tổng kết lại, trước khi bỏ tiền ra mua một món đồ gì, đặc biệt là một phương tiện đi lại mà lại được bán với giá rẻ thì mọi người cũng cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ, cũng như các giấy tờ liên quan để có thể đảm bảo quyền lợi của mình sẽ không bị ảnh hưởng cũng như gặp phải các rủi ro không đáng có “tiền mất tật oan”.

Quý khách có thể xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về các dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm