Chào Luật sư! Con trai tôi đi chơi với bạn. Do mâu thuẫn cá nhân nên cháu và hai bạn đã hành hung một bạn nam khác. Bạn nam kia bị thương nặng nhưng khi về đến nhà, cháu ấy đã không qua khỏi. Gia đình tôi rất lấy làm tiếc vì sự cố này. Đồng thời, tôi cũng rất hoang mang bởi vì con tôi có hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của cậu ấy. Vậy Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người bị xử lý thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tội Cố ý gây thương tích hậu quả làm chết một người theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Cố ý gây thương tích là gì?
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Biểu hiện dưới các thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm. Hành vi xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án cố ý gây thương tích
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Khách thể
Là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm
- Là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trái pháp luật
- Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp:
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (VD dùng dao nhọn)
- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái thất thường, không thể chữa trị được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11 % khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm mất chức năng bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân…
- Phạm tội nhiều lần đối với cùng 1 người hoặc đối với nhiều người
Hậu quả gây thương hoặc tổn hại sức khỏe của người khác ở mức mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội có thể mắc lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
Chủ thể
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1; 2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3; 4 điều 104 Bộ luật hình sự.
Tội cố ý gây thương tích bị xử lý như thế nào?
Khung 1
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê.
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Khung 2
Cố ý gây thương tích mà hạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%. Nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1.
Khung 3
Cố ý gây thương tích phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khung 4
Cố ý gây thương tích phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khung 5
Cố ý gây thương tích hạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên. Mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1.
Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người bị xử lý thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại khoản 4 điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Tội cố ý gây thương tích phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
“a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”
Như vậy, hành vi đánh bạn nhậu tử vong có thể bị phạt tù từ 07 đến 14 năm.
Trách nhiệm bồi thường dân sự
Theo Điều 591 Bộ luật dân sự 2015, trách nhiệm bồi thường khi xâm phạm đến tính mạng người khác khác:
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Trường hợp này, người phạm tội phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại; nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Kết luận
Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Đây là hành vi gây mất trật tự an ninh xã hội. Đồng thời, hành vi này xâm phạm đến tính mạng của người khác. Hình phạt cao nhất cho tội danh này có thể lên tới hình phạt tù chung thân.
Mời bạn xem thêm:
- Tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng xử lý thế nào?
- Vô ý gây thương tích cho người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự?
- Cố ý đánh người khác bị xử phạt thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người bị xử lý thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Do đó, người 17 tuổi thực hiện hành vi vô ý gây thương tích phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Người dưới 16 tuổi là đối tượng chưa có đủ nhận thức rõ ràng về kiến thức xã hội, tâm sinh lý còn đang phát triển. Vì vậy, nếu người trên 18 tuổi phát sinh quan hệ tự nguyện với người dưới 16 tuổi vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo quy định trên, nếu quan hệ tự nguyện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và khiến họ có thai, người phạm tội sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 03 – 10 năm.