Con 5 tuổi khi ly hôn ai được quyền nuôi

bởi NguyenTriet

Cuộc sống hôn nhân của tôi giờ đây hết sức mệt mỏi, bế tắc. Tôi đang muốn ly hôn với chồng, nhưng lại sợ không có quyền nuôi con. Hiện con tôi 5 tuổi. Vậy sau khi ly hôn tôi có được nuôi con nếu ly hôn hay không?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Không ai khác, chính cha mẹ chính là hai nhân tố tạo nên giá trị của gia đình cho mỗi đứa trẻ. Người cha với vai trò là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo, còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, bố mẹ của những đứa trẻ phải đưa nhau ra Tòa tiến hành thủ tục ly hôn thì con chính là người thiệt thòi nhất, con sẽ ở với ai khi ly hôn. Để bảo vệ sự phát triển đầy đủ về thể chất và tình thần cho bé pháp luật có quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bố mẹ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 

Vận dụng quy định pháp luật vào trường hợp của chị con đã 5 tuổi thì hai vợ chồng sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, con có thể giao cho bố hoặc mẹ nuôi. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tóa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Để Tòa quyết định con được ở với ai thì cả hai vợ chồng cần đảm bảo những điều kiện về kinh tế và vật chất cho con.

Nếu cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con không được ai cản trở  nhưng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng thêm cho cha và mẹ trực tiếp nuôi con để đảm bảo đầy đủ vật chất và tinh thần cho bé ( điều 82, 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

 

Quý khách có thể xem thêm bài viết:

Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:

VIDEO THAM KHẢO

 

Khuyến nghị

 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
  3. Quý khách có thể đặt câu hỏi tại Livestream của LSX tại đây để được tư vấn trực tiếp nhất.

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm