Con cái trộm tiền bố mẹ, sẽ bị phạt đến 20 năm tù

bởi

Chúng ta thường biết nếu người ngoài trộm cắp thì sẽ bị phạm tội. Vậy đã bao giờ các bạn nghĩ, nếu con cái trộm cắp tiền của bố mẹ thì bị xử phạt như thế nào chưa? Việc trộm cắp trong nhà đôi khi chẳng ai đi tố cáo làm gì. Tuy nhiên, nếu tố cáo con cái ăn trộm tiền của bố mẹ thì con có phạm tội không? Nếu phạm tội thì bị xử lý như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là trộm cắp?

Là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản; hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết. Có hậu quả xảy ra là tài sản bị chiếm đoạt.

Lấy trộm tiền của bố mẹ có phạm tội không?

Việc chịu trách nhiệm hình sự hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như hậu quả, hành vi, độ tuổi,…Việc này không loại trừ tội phạm nào kể cả việc con cái trộm tiền bố mẹ. Nói thế có nghĩa là, nếu đủ căn cứ chứng minh rằng con cái có hành vi trộm cắp và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố như thường. 

Cụ thể với tội trộm cắp tài sản của bố mẹ, việc có hay không việc chịu trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào hành vi và độ tuổi của con. Cụ thể: 

Về hành vi

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí. Việc trộm cắp tài sản là hành vi xậm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.

Về độ tuổi

Nếu con dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu von từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi, sẽ phải chịu trách nhiệm với hành vi trộm cắp tài sản có tính rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Từ đủ 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm với mọi tội phạm, tất nhiên là cả tội trộm cắp tài sản. Quy định này được cụ thể hỏa từ Điều 12 Luật hình sự 2015: 

Điều 12: Tội chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, khi thỏa mãn hai yếu tố trên, thì con lấy tiền bố mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thường. Tuy nhiên trên thực tế, chẳng bố mẹ nào lại đi khởi tố con cái ăn cắp tiền mình cả. Giáo dục con cái từ gia đình có lẽ quan trọng hơn. Và đến mức nghiêm trọng quá thì pháp luật chắc hẳn là một công cụ rèn luyện cuối cùng được chọn.

Mức xử phạt con cái trộm tiền bố mẹ có thể lên đến 20 năm

Khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản phụ thuộc vào giá trị tài sản trộm cắp. Theo đó, nếu tài sản bị trộm cắp trên 2 triệu sẽ bị xử lý hình sự.

Trường hợp con trộm tài sản dưới hai triệu

Trường hợp con trộm tài sản dưới hai triệu nhưng thuộc các trường hợp như: 

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội Trộm cắp tài sản; 
  • Đã bị kết án về một trong các tội cướp tài sản, bắt cóc; nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như bình thường. 

Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ mà pháp luật quy định mức phạt của hành vi trộm cắp tài sản, hình phạt đối với con cái trộm cắp tài sản cao nhất đến 20 năm, nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 6 tháng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Cướp tài sản là cấu thành tội phạm gì?

Tội cướp tài sản là tội phạm có “cấu thành hình thức” và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Mặt khách quan của tội cướp tài sản là gì?

Hành vi dùng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người khác. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.

Cướp tài sản có thể bị phạt đến 20 năm hoặc tù chung thân trong trường hợp nào?

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
Làm chết người;
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm