Trong Luật Hôn nhân và Gia đình tồn tại rất nhiều định nghĩa về vấn đề xác định cha, mẹ, con. Căn cứ theo một số tiêu chí cụ thể mà có thể phân thành: con chung và con riêng; con ruột và con nuôi; con trong giá thú và con ngoài giá thú. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể; thường con do người vợ sinh ra trương thời kỳ hôn nhân sẽ luôn được coi là con chung của hai vợ chồng. Vậy con do người vợ sinh ra có được coi là con chung của hai vợ chồng hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Gần đây, một câu chuyện bi hài được cư dân mạng lan truyền. Cụ thể, câu chuyện kể về hai vợ chồng hiếm muộn tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Nghe tin có một thầy lang có thể chữa được bệnh; hai vợ chồng đã đến tìm thầy chạy chữa. Sau khi được thầy lang chạy chữa “nhiệt tình”; người vợ quả nhiên đã có thai. Với người con thứ 2, hai vợ chồng cũng có được nhờ thầy lang này. Tuy nhiên, sự việc phát triển theo một hướng không ngờ tới khi người chồng thấy con càng lớn càng không giống mình. Sau khi xét nghiệm ADN thì phát hiện cả 2 đứa con đều là con của thầy lang. Nội dung cụ thể của vụ việc đang được điều tra làm rõ.”
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Thế nào là xác định cha, mẹ, con?
Xác định cha, mẹ, con là hành vi được thực hiện nhằm xác định mối quan hệ huyết thống giữa con cái và cha mẹ.
Khái niệm về con
Con chung, con riêng
Con chung là con của hai vợ chồng.
Con riêng là con của một bên vợ, chồng với người khác.
Con trong giá thú, con ngoài giá thú
Con trong giá thú là con giữa hai người đang trong thời kỳ hôn nhân.
Con ngoài giá thú là con giữa hai người không trong thời kỳ hôn nhân.
Con ruột, con nuôi
Con ruột là con được xác định qua sự kiện kết hôn, sự kiện sinh đẻ, sự công nhận của Tòa án.
Con nuôi là con được xác định qua sự kiện nhận nuôi con nuôi.
Xác định con do người vợ sinh ra có được coi là con chung của hai vợ chồng không trong các trường hợp cụ thể
Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân
Theo đó, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng; được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Dựa theo đó, con do người vợ sinh ra hoặc mang thai trong thời kỳ hôn nhân được mặc định là con của người chồng. Kể cả người con đó có phải là con của người chồng xét về mặt huyết thống hay không.
Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ
Theo đó, căn cứ vào thời điểm từ khi thành thai đến khi ra đời của một đứa trẻ là 9 tháng 10 ngày. Một tháng trung bình có 30 ngày; 9 tháng sẽ có số ngày là 270 ngày; thêm 10 ngày nữa là 280 ngày. Tính thêm cả tháng có 31 ngày và thời gian thụ thai. Nhà làm luật quy định 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân; con sinh ra vẫn được coi là con chung của hai vợ chồng.
Hay nói cách khác, để xác định con do người vợ sinh ra có phải con chung của hai vợ chồng không; có thể tính theo 02 cách:
- Tính từ thời điểm lần cuối hai người phát sinh quan hệ; đến thời điểm người con được sinh ra. Nếu trong 300 ngày, đó sẽ được xác định là con chung của vợ chồng.
- Tính từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra đổ ngược về trước; nếu trong 300 ngày kể từ thời điểm hai vợ chồng ly hôn; đứa trẻ vẫn được coi là con chung của hai vợ chồng.
Căn cứ vào sự thừa nhận, công nhận của Tòa án
Đây thường là trường hợp con được sinh ra trước thời kỳ hôn nhân. Vậy nên, khó khăn để xác định đứa trẻ có phải con chung của hai người không. Để xác định con chung trong trường hợp này; Tòa án thường sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm DNA để xác định con có phải con chung của hai người hay không.
Căn cứ vào biện pháp sinh sản bằng biện pháp sinh sản vô tính
Đối với biện pháp sinh sản bằng biện pháp sinh sản vô tính; việc xác định con chung tương tự như căn cứ vào thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, việc mang thai bằng biện pháp sinh sản vô tính sẽ xảy ra 4 trường hợp:
- Tinh trùng, noãn, phôi là của hai vợ chồng.
- Tinh trùng là của người khác, noãn vẫn là của người vợ.
- Noãn là của người khác, tinh trùng là của người chồng.
- Tinh trùng, noãn, phôi đều không phải là của hai vợ chồng.
Trong trường hợp này, người con sinh ra được xác định là con chung của hai vợ chồng; không phát sinh quan hệ cha, mẹ, con với người hiến tinh trùng, noãn, phôi nếu có.
Căn cứ vào việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Theo đó, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ sử dụng chính tinh trùng và trứng của hai vợ chồng. Và nhờ một người phụ nữ khác đạt đủ điều kiện theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Người con sẽ được coi là con chung của hai vợ chồng vào thời điểm đứa bé được sinh ra.
Giải quyết tình huống
Từ đó cho thấy, trong sự việc hai con đều là con của thầy lang; về bản chất; 2 đứa trẻ vẫn được coi là con chung của hai vợ chồng. Cho đến thời điểm người chồng có kết quả xét nghiệm ADN, và được Tòa án tuyên bố; hai đứa trẻ mới không còn là con chung của hai vợ chồng nữa.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi lợi dụng chữa hiếm muộn để cưỡng dâm có thể bị đi tù 10 năm
- Giở trò đồi bại với người dưới 16 tuổi bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Quảng cáo gian dối, lừa đảo bán thuốc 3 đời bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Con do người vợ sinh ra có được coi là con chung của hai vợ chồng?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình; người chồng không có quyền ly hôn vợ khi người vợ đang mang thai. Kể cả trường hợp người vợ đang mang thai hộ người khác.
Người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể ly hôn vợ. Bởi quy định của luật hôn nhân gia đình là nhằm bảo vệ cho người vợ khi đang mang thai. Còn trong cặp vợ chồng mang thai hộ, người vợ không mang thai, không phải là đối tượng bảo vệ của quy định này.
Nếu hai vợ chồng cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ ly hôn; đứa trẻ sẽ có thể được cặp vợ chồng mang thai hộ nhận nuôi hoặc sẽ được giao cho vợ hoặc chồng cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.