Con dưới 36 tháng tuổi, bố vẫn có quyền nuôi con

bởi NguyenTriet
con dưới 36 tháng tuổi

Cuộc chiến chia tài sản, con cái sau ly hôn không bao giờ có hồi kết cho đến khi có phán quyết của Tòa án. Nhiều người chủ quan cho răng, con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ nuôi. Tuy nhiên, việc chứng minh các điều kiện nuôi con thay vì chỉ căn cứ vào độ tuổi quan trọng hơn rất nhiều. Hãy tham khảo thông qua bài viết sau của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Sau ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?

Sau khi ly hôn, bên cạnh việc phân chia tài sản chung thì con chung cũng là một việc hết sức phức tạp bởi nó không dừng lại ở trách nhiệm và nghĩa vụ mà đó còn là tình cảm, ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai của một đứa trẻ.

Theo quy đình tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình; quy định về nuôi con sau ly hôn như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này; Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy; quyền nuôi con thuộc về ai thì trước tiên, Tòa sẽ cân nhắc đến thỏa thuận về quyền nuôi con. Nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không thành, tòa sẽ quyết định dựa trên quy định của pháp luật.

Con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn ai được quyền nuôi dưỡng?

Như đã biết sau khi ly hôn cả vợ và chồng đều có quyền; cũng như nghĩa vụ chăm sóc; nuôi dưỡng con cái trưởng thành. Vậy đối với con dưới 36 tháng tuổi có quy định gì đặc biệt không?

Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

Với độ tuổi này; pháp luật quy định quyền nuôi con thuộc về mẹ. Về mặt khoa học, việc được mẹ nuôi dưỡng khi mới sinh ra sẽ tốt hơn ở với bất cứ ai. Vì dưới 36 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính giúp cho sự phát triển của đứa bé là sữa mẹ. Pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con thì bố cũng có thể nuôi dưỡng con. Trường hợp cụ thể như mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con, không đủ khả năng về kinh tế; cũng như môi trường thuận lợi để con có thể phát triển một cách thuận lợi; thì bố mẹ có thể có thỏa thuận khác phù hợp hơn với mục đích vì lợi ích của con được đặt lên hàng đầu.

Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên:

Lúc này, con cái đã có đủ nhận thức được rằng mình thích ở với ai và sẽ thoải mái khi ở với ai. Việc hỏi ý kiến con là một quy định nhằm tôn trọng quyền tự do lựa chọn của con cái. Bởi hơn ai hết; chính đứa trẻ là người tự biết rằng môi trường nào cho nó cảm giác an toàn và được phát triển toàn diện nhất có thể. Lúc này; ý kiến của con cũng là một căn cứ để Tòa đưa ra quyết định. 

Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Về nguyên tắc thì pháp luật sẽ tôn trọng quy định trên. Tuy nhiên không phải lúc nào con dưới 36 tháng tuổi cũng do mẹ nuôi; không phải lúc nào con thích ở với bố thì mẹ sẽ không có quyền nuôi.

Điều kiện giành quyền nuôi con

Việc giành quyền nuôi con; Tòa án luôn dựa trên nguyên tắc vì sự phát triển tốt nhất giành cho đứa trẻ. Bởi vậy; bên cạnh đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật đã “ưu tiên” cho đó; bố/mẹ muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh được rằng bản thân có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để nuôi dạy con phát triển toàn diện. Các điều kiện đó phải được thực tế hóa dựa trên:

Thứ nhất, về điều kiện kinh tế: Bố/mẹ phải chứng minh mình có thu nhập ổn định hằng tháng; có tài sản, nơi ở rõ ràng; kinh tế ổn định, môi trường sống tốt;…. để đáp ứng được nhu cầu vui chơi; học tập cơ bản cho con.

Thứ hai, về điều kiện tinh thần: Bên cạnh những điều kiện về vật chất, bố/mẹ phải chứng minh được rằng mình có đủ thời gian bên cạnh con, chăm sóc nuôi dạy con phát triển về mặt đạo đức cũng như giáo dục. Không có những cử chỉ, hành vi ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt đạo đức của con như : bạo lực, lối sống đồi trụy, tệ nạn…. Việc xuất hiện những hành vi tiêu cực này còn dẫn đến việc bạn sẽ bị hạn chế quyền thăm nom con.

Hạn chế quyền của cha mẹ với con

Không phải vi là cha mẹ mà mặc định có mọi quyền đối với các con; theo quy định thì khi có căn cứ cha, mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của con thì sẽ bị hạn chế quyền. Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng; sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, pháp luật ưu tiên là một chuyện; là phải chứng minh mình đủ quyền nuôi và đáp ứng được cho con cái về vật chất lẫn tinh thần cũng quan trọng không kém. Và qua thực tế chứng minh; việc con dưới 36 tháng, bố vẫn có quyền nuôi con trong trường hợp vợ không đủ điều kiện để chăm sóc cũng như nuôi dạy con! 

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Con dưới 36 tháng tuổi, bố vẫn có quyền nuôi con. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102

Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con?

Người vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi các con nhưng vẫn phải đảm bảo các nghĩa vụ sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; theo quy định.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Các căn cứ để được thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng?

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được Tòa án giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; thỏa thuận này phù hợp với quy định của pháp luật.
– Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
– Đồng thời phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con; thì Tòa án có thể ra quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Ai có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng?

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm