Ông bà ta vẫn hay có câu: “Có vay có trả mới thỏa lòng nhau”. Có nghĩa nhắc nhở người vay tiền nên trả tiền đàng hoàng, đừng vì tiền mà gây sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên không phải lúc nào người vay nợ cũng mong muốn trả tiền cho bên vay. Có trường hợp để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ mà con nợ xé giấy vay tiền. Vậy nếu trong trường hợp giấy nợ bị xé thì bên cho vay có còn đòi được nợ không?
Xin chào luật sư. Tôi có cho anh X hàng xóm vay một số tiền để làm ăn. Chúng tôi đã có thỏa thuận và viết giấy nợ để đảm bảo. Do đã quá quá hạn trả nợ vẫn chưa thấy anh X đem trả tôi số tiền đã vay. Vì vậy tôi đã cầm giấy nợ qua nhà yêu cầu anh ấy thực hiện khoản nợ. Tuy nhiên, anh ta tỏ ra không hợp tác, trong lúc tôi lơ là đã giật giấy nơ và xé nát. Vậy liệu trường hợp giấy vay tiền bị xé tôi có đòi được nợ không? Hành động của anh X sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giấy vay tiền là gì?
Giấy vay tiền là một loại hợp đồng ràng buộc giữa hai người cho vay và người đi vay. Nó là loại giấy tờ giúp người cho vay tiền có cơ sở để đòi lại khoản tiền nếu không được trả đúng hạn. Giúp cho người vay nắm được số tiền gốc cần phải trả, số tiền lãi, thời hạn trả theo đúng thời gian quy định. Bài viết dưới đây chúng tôi cũng đề cập thêm trường hợp rủi ro khi con nợ xé giấy vay tiền và hướng giải quyết.
Giấy vay tiền có thể được viết bằng tay hoặc đánh bằng máy. Bạn có thể viết ngắn gọn với nội dung xác nhận số tiền. Chỉ cần đảm bảo nội dung đầy đủ và đúng với quy định của pháp luật là được.
- Cả 2 bên đi vay và cho vay đều phải có năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.
Khi soạn thảo giấy cho vay tiền cần chú ý tính chính xác của các thông tin giữa bên vay và bên nhận. Nhất là thông tin về chứng minh thư nhân dân. Bởi những thông tin này sẽ giúp giải quyết nhanh chóng những tranh chấp nếu có xảy ra. Đồng thời được pháp luật bảo vệ theo đúng quy định hiện nay.
Con nợ xé giấy vay tiền thì có đòi được nợ không?
Con nợ hay người vay tiền phải có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay khi đến hạn. Theo như thỏa thuận trong giấy nợ.
Việc con nợ xé giấy vay tiền có thể sẽ không ảnh hưởng đến việc bên cho vay yêu cầu bên vay trả nợ. nếu trong trường hợp bên cho vay có những tài liệu, chứng cứ ngoài giấy nợ là bên vay vẫn chưa hoàn thành việc trả nợ của mình. Vì theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Đối với giao dịch dân sự thì hình thức giao kết có thể bằng lời nói; bằng văn bản; hoặc bằng hành vi cụ thể. Vì vậy ngoài giấy nợ ra nếu bạn có các chứng cứ khác như đoạn ghi âm, ảnh chụp giấy nợ… thì giao dịch dân sự giữa hai bên vẫn có hiệu lực.
Cụ thể thì giao dịch dân sự cho vay giữa hai bên có thể được xác lập bằng hình thức lời nói, văn bản; hoặc hành vi cụ thể. Trong trường hợp này, giao dịch được xác lập bằng văn bản nhưng văn bản đã bị xé thì chỉ cần chủ nợ có các bằng chứng khác như đoạn ghi âm, … thì giao dịch dân sự giữa hai bên vẫn còn hiệu lực, như vậy thì bên vay vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Cho nên, việc con nợ xé giấy nợ sẽ không ảnh hưởng đến việc đòi nợ của chủ nợ. Nếu chủ nợ có các tài liệu, chứng cứ chứng minh khác.
Biện pháp xử lý khi con nợ xé giấy vay tiền
Trường hợp con nợ đã xé giấy nợ; nhưng chủ nợ vẫn có đầy đử chứng cứ, tài liệu để buộc bên nợ phải trả tiền theo đúng thỏa thuận và con nợ cố tình không trả. Con nợ có thể sẽ bị bên cho vay nộp đơn lên Tòa án yêu cầu bên vay trả tiền theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn là bên cho vay có đầy đủ chứng cứ chứng minh bên vay cố tình không trả và tìm cách trốn tránh, bỏ trốn thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, trong trường hợp con nợ cố tình không trả nợ thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tù. Tùy thuộc giá trị tài sản mà con nợ chiếm đoạt. Vì vậy, dù cho con nợ hay bên vay có xé giấy nợ; chỉ cần chủ nợ còn các chứng cứ, tài liệu khác chứng minh bên vay chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho mình thì vẫn có thể đòi được nợ. Trong trường hợp con nợ cố tình không trả thì bên chủ nợ có thể áp dụng hai cách mà tôi đã nêu trên để buộc bên vay phải trả tiền.
Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý đòi tiền trong trường hợp con nợ xé giấy vay tiền?
Người cho vay có thể gửi đơn tố giác; tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền sau đây để đòi lại số tiền đã cho vay. Cụ thể:
– Công an xã, phường, thị trấn: Phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, lấy lời khai khi vụ việc đơn giản, rõ ràng hoặc cần thiết, cấp bách.
– Cơ quan điều tra cấp huyện: Điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;
– Cơ quan điều tra cấp tỉnh: Điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; vụ án xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố; phạm tội có tổ chức; có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra…
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Con nợ xé giấy vay tiền thì có đòi được nợ không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định pháp luật, cá nhân cho vay tài sản không cần công chứng hợp đồng cho vay. Tuy nhiên, nếu bên cho vay muốn đảm bảo tính pháp lý của giấy vay tiền và là chứng cứ pháp lý phục vụ cho việc khởi kiện khi tranh chấp xảy ra. Do đó việc công chứng là một việc nên làm.
Khi bên đi vay không trả tiền, tài sản theo đúng thời hạn. Bên cho vay hoàn toàn có quyền kiện lên tòa án hay các cơ quan pháp lý liên quan. Hồ sơ, thủ tục thực hiện được quy định cụ thể như sau:
– Đơn khởi kiện.
– Bản sao CMND, hộ khẩu.
– Giấy tờ chứng minh việc vay tiền (các tài liệu, chứng cứ khởi kiện hợp lý và có căn cứ…
Điều 119 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức của giao dịch dân sự. Theo đó giao dịch vay tài sản trong đó có vay tiền không bắt buộc phải thực hiện dưới dạng văn bản; thông qua hợp đồng mà có thể được thể hiện bằng giấy viết tay, lời nói hoặc hành vi. Như vậy, giấy vay tiền viết tay vẫn được coi là hợp pháp.