Con riêng có được hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế?

bởi TranQuynhTrang
Ai được quyền nuôi con và một số quy định của pháp luật về ly hôn

Mối quan hệ giữa mẹ kế, cha dượng và con riêng luôn là vấn đề khá nhạy cảm. Thực tế có nhiều trường hợp mẹ kế, cha dượng và con riêng hành hạ, hạch sách nhau nhưng cũng có những trường hợp họ chung sống hòa thuận yêu thương nhau như cha mẹ con ruột. Vậy, đối với mối quan hệ nhạy cảm này thì con riêng có được hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế không? Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Thừa kế là gì?

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu. Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Di sản thừa kế là gì?

  • Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại; là đối tượng dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người hưởng thừa kế; được nhà nước thừa nhà nước đảm bảo thực hiện.
  • Xác định di sản thừa kế chỉ đặt ra khi người để lại di sản chết. Cái chết ở đây không chỉ là cái chết về mặt sinh học mà còn có thể là cái chết về mặt pháp lý. Di sản phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; nếu không thì sẽ coi như người chết không để lại di sản.
  • Di sản thừa kế phải là tài sản thuộc sở hữu của người chết; do người đó tích lũy và có được một cách hợp pháp. Đó có thể là quyền sử dụng đất, quyền tài sản khác,…
  • Di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết để lại; mà chỉ bao gồm tài sản, các quyền tài sản được xác lập dựa trên căn cứ hợp pháp mà người chết để lại cho người thừa kế. Người hưởng thừa kế sẽ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tài sản thừa kế người chết để lại.

Quy định pháp luật về quyền của con riêng trong việc hưởng thừa kế từ cha dượng, mẹ kế

Theo quy định của pháp luật về thừa kế con riêng có thể được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản thừa kế không lập di chúc.

  • Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân để lại thừa kế bày tỏ nguyện vọng chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
  • Trường hợp không có di chúc thì con riêng không thuộc diện người thừa kế theo pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, tuy vậy pháp luật vẫn có sự nhìn nhận về mặt đạo lý khi vẫn có quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.

Hàng hưởng thừa kế

Thứ tự những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015

Hàng thứ nhất

  • Vợ – chồng: nếu một trong hai bên chết trước thì bên kia sẽ được chia di sản của người chết.
  • Cha, mẹ – con: không phân biệt con đẻ với con nuôi; cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi. Con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và con ngoài giá thú

Lưu ý:

+ Con dâu, con rể không là người thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng; bố mẹ vợ và ngược lại.

+ Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế; nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau.

Hàng thứ hai

  • Ông bà nội, ngoại và chúa và ngược lại giữa cháu với ông bà nội, ngoại
  • Anh chị em ruột là những người cùng cha mẹ hoặc cùng cha hoặc cùng mẹ. Một người mẹ có bao nhiêu người con đẻ thì bấy nhiêu người con đó là anh chị em ruột của nhau. Không phụ thuộc và việc họ có cùng cha hay không.

Hàng thứ ba

  • Cụ nội, ngoại và chắt nội, chắt ngoại của người chết
  • Cô, dì, chú, bác, cậu ruột của người chết; và cháu gọi người chết là cô, dì, chú, bác, cậu ruột

Điều kiện để con riêng được hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế

Thực tế pháp luật vẫn thể hiện sự ưu tiên về quan hệ huyết thống trong việc thừa kế theo pháp luật. Bởi đây là những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc đối với người để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngoại lệ, đó là con riêng vẫn được hưởng di sản nhưng kèm theo điều kiện. Cụ thể:

  • Nếu con riêng không vi phạm về điều kiện quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 về người không được hưởng quyền di sản hoặc từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 thì họ được hưởng di sản theo thừa kế theo di chúc;
  • Trong quá trình chung sống con riêng đối xử tốt với cha dượng, mẹ kế thể hiện mối quan hệ nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì họ được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Con riêng có được hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế?

Đối với việc thừa kế theo di chúc thì được nhận thừa kế từ bố dượng, mẹ kế hay không; hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người để lại di chúc. Vì vậy nếu con riêng có tên trong bản di chúc và được ca dượng, mẹ kế để lại tài sản thì chắc chắn con riêng là người được hưởng thừa kế.

Đối với thừa kế theo pháp luật; theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Theo quy định này thì nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giống như quan hệ cha con, mẹ con thì vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha mẹ con là như thế nào?

Việc xác định có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con; thì cần căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Điều 69, 70, 71, 72).

Cần phải đánh giá một cách toàn diện các yếu tố như: bố dượng, mẹ kế hàng tháng có trả tiền nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm lo đến việc học tập, giáo dục con, thương yêu con…; hoặc nếu bố dượng, mẹ kế không đủ điều kiện sinh sống ở mức độ trung bình ở địa phương; thì con riêng đã chu cấp tiền nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng… Đồng thời, mức độ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con phải đảm bảo được cuộc sống của họ.

Do vậy, căn cứ quy định nêu trên thì con riêng, bố dượng, mẹ kế; chỉ cần có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con; thì được thừa kế di sản của nhau, không bắt buộc những người này phải sống chung.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề “Con riêng có được hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế?“ Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Di sản dùng vào việc thờ cúng có được mang ra chia nữa không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 645; 1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Có được từ chối thừa kế theo di chúc?

Căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác”
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm