Bar đã quá quen thuộc với giới trẻ hiện nay, đôi khi bar còn là nơi được lựa chọn để giải tỏa stress. Có không ít trường hợp chúng ta thấy hình ảnh của những người công an nhân dân đang làm nhiệm vụ trong quán bar. Vậy công an có được đi bar không vẫn đang là băn khoăn của nhiều người. Để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Công an nhân dân năm 2018;
- Nghị định 49/2019/NĐ-CP;
- Thông tư 27/2017/TT-BCA.
Nội dung tư vấn
Công an nhân dân được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định:
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Nghĩa vụ và quyền hạn của công an nhân dân
Có thể thấy công an là lực lượng nòng cốt để phát triển kinh tế xã hội, theo đó công an có các nghĩa vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ; bảo vệ các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bảo vệ cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật; phối hợp với Quân đội nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.
- Thực hiện quản lý về an ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác thống kê hình sự; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường và kiến nghị biện pháp khắc phục; giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam; quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp; thực hiện giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quản lý đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện; thực hiện công tác dẫn giải, áp giải, quản lý kho vật chứng, bảo vệ phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Công an có được đi bar không?
Điều 32 Luật Công an nhân dân 2018. Quy định những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm. Bao gồm:
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Như vậy trong các việc công an không được làm không có quy định về việc cấm đi bar. Mặt khác tại Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BCA quy định về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệnh Công an nhân dân.
- Tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Phù hợp với đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và truyền thống Công an nhân dân.
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong khi thi hành nhiệm vụ phải chấp hành nghiêm túc quy trình công tác, quy tắc ứng xử và quy tắc đạo đức nghề nghiệp có liên quan.
Đồng thời nội dung quy tắc ứng xử được chi tiết từ Điều 4 đến Điều 14 Thông tư 27/2017/TT-BCA.
Từ những phân tích ở trên cho thấy trong các quy định của pháp luật không có bất cứ quy định nào về việc đi bar của công an. Do đó có thể nói rằng công an không bị cấm đi bar. Khi đứng trước những áp lực của công việc, cuộc sống họ cũng cần có thời gian giải trí cân bằng lại cuộc sống như những người khác. Do vậy bar có thể là một trong những lựa chọn để giải tỏa stress.
Có thể bạn quan tâm
- Đi nghĩa vụ công an có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
- Công an phường có làm việc thứ 7 không?
- Điều kiện để kết hôn với Công an
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Công an có được đi bar không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; bảo hộ bản quyền tác giả; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận độc thân; tra cứu thông tin quy hoạch; mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đi nghĩa vụ công an thì đã được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều này khẳng định. Sau khi đi nghĩa vụ công an thì không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa.
Theo quy định của pháp luật hiện hành. Các trường hợp sau không được kết hôn với công an:
Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền; Bố mẹ; hoặc bản thân có tiền án; hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật; Gia đình; hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành; Có gia đình; hoặc bản thân là người dân tộc Hoa; Có bố mẹ; hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch tại Việt Nam).
Theo đó, người theo Đạo Tin lành không được kết hôn với công an.