Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 bị can, trong đó có có 2 cán bộ công an để điều tra việc nhận tiền “chạy án” cho nguyên Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức. Trong số 6 bị can có 2 người nguyên là cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an là Bùi Trung Kiên (SN 1980) và Lê Thanh An (SN 1976). Vậy, công an nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào theo quy định? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Tóm tắt vụ việc:
Trước đó, ngày 8/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thụ lý điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Nguyễn Tâm và các đơn vị liên quan” theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 57/QĐ-CSKT-P10 ngày 14/10/2021.
Theo kết quả điều tra ban đầu, 6 bị can có hành vi nhận tiền để “chạy án” cho Nguyễn Minh Quân (SN 1973), nguyên Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM).
Nguyễn Minh Quân là bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức vừa bị Cơ quan CSĐT, Bộ Công an khởi tố.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công an nhận tiền chạy án phạm tội gì?
Hành vi nhận tiền chạy án nhằm trục lợi xuất phát từ mục đích muốn chiếm đoạt tài sản của mình thông qua việc thi hành công vụ.
Hành vi này có thể bị khép vào “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 4, Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các yếu tố cấu thành phạm
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều 277 BLHS. Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.
Khách thể
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan; tổ chức xã hội; đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Trước hết, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, phải là người có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Người có chức vụ; quyền hạn, lạm dụng chức vụ; quyền hạn phải chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội phạm này.
Nếu không có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, mà chỉ gây thiệt hại đến lợi ích của người khác thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo Điều 357 Bộ luật Hình sự; tội nhận hối lộ theo điểm b khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự hoặc tội tha trái pháp luật người bị bắt; người đang bị tạm giữ; tạm giam; người đang chấp hành án phạt tù theo Điều 378 Bộ luật Hình sự .v.v…
Cũng như hành vi chiếm đoạt trong các tội có tính chất chiếm đoạt khác, hành vi chiếm đoạt trong tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi chuyển dịch trái phép tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp thành của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm.
Hành vi chiếm đoạt tài sản vừa là hệ quả vừa là mục đích của hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Mối quan hệ giữa hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn với hành vi chiếm đoạt là mối quan hệ nhân quả, trong đó hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn là nguyên nhân còn hành vi chiếm đoạt là hậu quả.
Hậu quả
Hậu quả: Hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, thiệt hại trước hết là thiệt hại về tài sản; ngoài ra còn có những thiệt hại khác phi vật chất.
Hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác; xét về phương diện các yếu tố cấu thành tội phạm thì không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.
Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, nhà làm luật quy định chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự; còn nếu chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải có thêm những điều kiện như: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục 1 chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác. Người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp). Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác nào được thực hiện do cố ý gián tiếp; vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được, thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
Công an nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào theo quy định?
Khung 1:
1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ)Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Chiếm đoạt tiền; tài sản dùng vào mục đích xóa đói; giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền; tài sản trợ cấp; quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Khung 3:
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;
d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự; an toàn xã hội.
Khung 4:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, đối với tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Giải quyết vấn đề
Hành vi Công an nhận tiền chạy án là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị xử phạt hành chính; xử phạt bổ sung.
Có thể bạn quan tâm
- Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?
- Lập khống hồ sơ trục lợi tiền hỗ trợ bị xử lý như thế nào?
- Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Công an nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào theo quy định? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư X : 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lừa đảo là dùng “Thủ đoạn gian dối” nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm là “Lợi dụng uy tín, lòng tin” trên cơ sở các “Hợp đồng” và để chiếm hữu được tài sản và sau đó là c chiếm đoạt tài sản. Các hợp đồng này là chữ “Tín” tức là lòng tin, hay tín nhiệm để người bị hại tin và giao tài sản.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 15 năm
Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí với giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng.