Công chức có được mua đất rừng sản xuất không?

bởi QuachThiNgocAnh
Công chức có được mua đất rừng sản xuất không?

Đất rừng sản xuất là một trong các loại đất nông nghiệp, được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Vơi chính sách của nhà nước về việc bảo vệ đất rừng do vai trò to lớn của các loại rừng thì việc mua bán, chuyển nhượng với loại đất này cần đáp ứng các điều kiện chặt chẽ. Theo quy định pháp luật thì với cán bộ công chức trong quá trình họ còn công tác thì sẽ không được làm những việc nhất định. Vậy với trường hợp mua đất rừng sản xuất thì công chức có thể thực hiện được không? Cần có những điều kiện gì mới có thể mua đất rừng sản xuất? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Công chức có được mua đất rừng sản xuất không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Đất rừng sản xuất là gì?

Công chức có được mua đất rừng sản xuất không?
Công chức có được mua đất rừng sản xuất không?

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.

Rừng sản xuất hiện nay được phân thành 2 loại sau:

  • Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
  • Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.

– Đối với đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

Tại Khoản 2 Điều 54 Luật đất đai 2013:

Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;”

Theo đó với đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì nhà nước sẽ giao quyền sử dụng và không thu tiền. Ngoài ra quy định tại điều 135 Luật Đất đai 2013 có ghi rõ:

“1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.”

Có được mua bán đất rừng sản xuất không?

Căn cứ Điều 192 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 192. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

3. Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.”

Đối chiếu quy định trên, nếu bạn chuyển nhượng đất rừng sản xuất thì bạn có thể chuyển nhượng được nhưng chỉ được chuyển nhượng cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

Bên cạnh đó người chuyển nhượng đất rừng sản xuất cần phải đáp ứng điều kiện căn cứ luật đất đai 2013 và khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó thì người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo yêu cầu.

– Đất không có sự tranh chấp

– Để đảm bảo thi hành án thì quyền sử dụng đất phải không bị kê biên

– Đất vẫn còn thời gian sử dụng

– Đối với đồng bằng thì diện tích không quá 150 ha

– Đối với trung du, miền núi thì diện tích không quá 300 ha

Công chức có được mua đất rừng sản xuất không?

Công chức là ai?

Theo Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH năm 2019 Luật cán bộ công chức, quy định về khái niệm công chức như sau:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Những việc công chức không được làm?

Theo Luật cán bộ công chức thì công chức sẽ không được làm các công việc sau đây:

– Liên quan đến đạo đức công vụ, cán bộ, công chức không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công; sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi và phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

– Liên quan đến bí mật nhà nước, cán bộ công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

Những cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là năm năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Ngoài ra, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Cụ thể, cán bộ công chức không được nhũng nhiễu trong giải quyết công việc; tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.

Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.

Công chức có được mua đất rừng sản xuất không?

Đầu tiên cần xem xét về điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo Điều 169 Luật đất đai quy định về người nhận quyền sử dụng đất như sau:

Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

“1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;…”

Bên cạnh đó tại Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm:

Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

1, Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”

Như vậy căn cứ vào các quy định trên kết hợp với điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất thì nếu công chức hay bất kỳ người nào mà không thuộc các trường hợp không được nhận chuyển nhượng thì hoàn toàn có thể mua đất rừng sản xuất. Trường hợp nếu đất rừng sản xuất có điều kiện, thì cần phải đáp ứng thêm các điều kiện đó. Ví dụ như

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về chủ đề “Công chức có được mua đất rừng sản xuất không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là hồ sơ, thủ tục, chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Liên hệ qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ công chức có được mua đất trông lúa?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”
Theo quy định trên không quy định riêng đối với cán bộ, công chức mà bất kì ai không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì đều không được nhận, tặng cho, mua bán đất trồng lúa.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT giải thích việc cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
“Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.”
Như vậy cán bộ, công chức là người được hưởng lương thường xuyên thì không được sở hữu đất nông nghiệp là đất trồng lúa.

Cần lưu ý vấn đề gì khi mua đất rừng sản xuất?

Trước khi mua đất rừng sản xuất bạn cần chú ý nghĩa điều cơ bản sau:
– Kiểm tra kỹ lưỡng sổ đỏ đất rừng sản xuất
– Đảm bảo đất rừng sản xuất không bị tranh chấp, cầm cố ngân hàng và không vướng vào các vấn đề pháp lý. 
– Kiểm tra thông tin xem đất rừng có nằm trong diện quy hoạch hay không. 
– Khi mua nên so sánh giá giữa các khu đất rừng lân cận, tránh bị mua hớ
– Không nên mua đất rừng sản xuất qua cò mồi hoặc trung gian
– Hình thức mua đất rừng sản xuất sẽ đảm bảo hơn về giá cả
– Trong trường hợp mua đất rừng chưa có sổ đỏ, người mua cần phải yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được cấp sổ đỏ. Trường hợp không đủ điều kiện và không có bất kỳ giấy tờ gì thì không nên mua bán vì sẽ vi phạm pháp luật dễ gặp phải rủi ro. 

Nghĩa vụ của người sử dụng đất rừng sản xuất?

Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 24, khoản 3 và khoản 4 Điều 25 của Luật này để cung cấp lâm sản, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường.
– Việc khai thác, sử dụng rừng sản xuất phải bảo đảm duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng.
– Chủ rừng phải có kế hoạch trồng rừng ở những diện tích đất rừng sản xuất chưa có rừng, sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp; có biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm