Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện chuyển nhượng (mua bán hoặc tặng cho) nhà đất, các bên liên quan phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Đây là điều kiện tiên quyết để được sang tên Sổ đỏ (Giấy chứng nhận). Vậy công chứng hợp đồng nhà đất theo quy định của pháp luật gồm những nội dung gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng nhà đất có phải công chứng hay chứng thực không?
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà đất phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng nhà đất theo quy định của pháp luật.
Công chứng hợp đồng nhà đất ở đâu?
Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định phạm vi công chứng như sau:
Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì các bên công chứng tại phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất.
Hồ sơ công chứng hợp đồng nhà đất
Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đối với bên chuyển nhượng, bên tặng cho
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân);
- Hợp đồng ủy quyền (nếu được ủy quyền để thực hiện việc chuyển nhượng).
Đối với bên bên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
- Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).
Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng nhà đất
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Các bên chuyển nhượng, tặng cho phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng. Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung theo quy định.
Bước 2: Thực hiện công chứng hợp đồng nhà đất
Trường hợp 1: Các bên có hợp đồng soạn trước thì Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng.
- Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo.
- Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.
Trường hợp 2: Các bên không soạn hợp đồng trước thì lúc này các bên yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên.
- Người yêu cầu công chứng đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
- Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng, phải ký trước mặt công chứng viên.
- Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
- Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc, với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Phí công chứng hợp đồng nhà đất
Căn cứ tính phí công chứng
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng giao dịch, hợp đồng được xác định theo giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc giá trị tài sản, cụ thể:
- Nếu chỉ có đất thì tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Nếu có đất và tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng thì tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng.
Người phải nộp phí công chứng
Khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014 quy định:
Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
Theo đó, người nộp phí công chứng là người yêu cầu công chứng nhưng các bên được phép thỏa thuận về người nộp phí, thù lao.
Có thể bạn quan tâm
- Có thể tự do công chứng hợp đồng được không?
- Hợp đồng cho thuê nhà có bắt buộc phải công chứng không?
- Thủ tục công chứng hợp đồng vay tiền mới nhất năm 2021
- Hướng dẫn công chứng hợp đồng mua bán xe
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Công chứng hợp đồng nhà đất theo quy định của pháp luật”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực“.
Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà đất phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng nhà đất theo quy định của pháp luật.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân);
– Hợp đồng ủy quyền (nếu được ủy quyền để thực hiện việc chuyển nhượng).
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).