Mới đây, một cửa hàng đã nhập cá từ đơn vị khác vào ngày 30/3; có giá trị sử dụng trong vòng 24h; tuy nhiên trong quá trình chờ bộ phận mang đi tiêu huỷ; nhân viên lại để lẫn vào sản phẩm khác; dẫn đến bán cho khách cá kho quá hạn sử dụng vào tối 02/4. Đến chiều 6/4, đại diện cán bộ Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 12 cho biết; đơn vị vừa phối hợp với Công an kinh tế quận Thanh Xuân, cơ quan y tế quận Thanh Xuân, Hà Nội; làm việc với chủ chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood sau vụ khách tố có giòi trong khúc cá kho. Vậy với hành vi bán thực phẩm đã quá hạn sử dụng thì mức xử phạt là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Cửa hàng thực phẩm sạch – liệu sản phẩm có sạch?
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nóng; và được cả xã hội quan tâm; bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Vì thế mà hiện nay rất nhiều cửa hàng thực phẩm sạch; hoặc chuỗi thực phẩm sạch ra đời. Không những thế, trên các trang mạng xã hội quảng cáo rao bán rất nhiều thực phẩm sạch; nhiều loại do hộ gia đình tự chế biến.
Đã có một thời gian, hai chữ “rau sạch” trở thành thương hiệu được người tiêu dùng tìm đến; thậm chí còn đưa vào siêu thị bán với giá gấp 3-4 lần giá ở chợ; nhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra chỉ có mác “rau sạch”; còn lại không rõ nguồn gốc.
Với thực phẩm sạch quảng cáo, rao bán trên mạng; nhưng không rõ nguồn gốc, không đăng ký kinh doanh; theo Cục QLTT Hà Nội thì hiện nay rất khó xử lý. Bởi có khi họ quảng cáo như thế; nhưng khi tới kiểm tra thì không có nhà xưởng, kho…; nên rất khó xử lý. Còn theo Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh; và tự công bố chất lượng an toàn thực phẩm; nên chủ yếu vẫn là ý thức chấp hành của doanh nghiệp.
Điều này có thể thấy, kiểm soát thực phẩm sạch trên mạng vẫn còn rất nhiều khó khăn; và gần như không kiểm soát nổi. Với những vụ việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, quyền lợi người tiêu dùng ai đảm bảo?
Ở vụ cá kho có giòi, khách hàng đã mua khúc cá nêu trên có quyền yêu cầu đơn vị kinh doanh trả lại số tiền đã mua thực phẩm; và bồi thường thiệt hại xảy ra nếu có. Mối quan hệ giữa khách hàng và đơn vị kinh doanh là quan hệ dân sự; nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục. Về phía đại diện CleverFood đã làm việc với khách hàng, xin lỗi và hứa bồi thường. Do hệ thống này đã có văn bản tạm đóng cửa; nên cơ quan chức năng chưa kiểm tra được quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán thực phẩm của công ty trong thời gian qua; để làm rõ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Trong trường hợp cơ sở này đủ điều kiện kinh doanh; nhưng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thì sẽ bị tiêu hủy những thực phẩm không đảm bảo an toàn; và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi bán thực phẩm đã quá hạn sử dụng thì mức xử phạt là bao nhiêu?
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch; thì hàng hóa hết hạn sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Theo quy định hàng hóa, việc kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các cơ sở kinh doanh; phân phối hàng hóa vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm này. Đối với những trường này tùy vào mức độ và hành vi vi phạm mà có mức xử lý khác nhau:
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
- Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa; hoặc bao bì hàng hóa;
- Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này; đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh; và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
- Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y; phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
- Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng; để thực hiện hành vi vi phạm hành chính; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng; và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, tùy vào giá trị của hàng hóa vi phạm sẽ có mức xử phạt hành chính khác nhau; gồm hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền dao động từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng; và phạt gấp hai lần nếu là người xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm trong một số trường hợp nhất định. Ngoài hình thức xử phạt chính thì còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật; và phương tiện thực hiện hành vi vi phạm đồng thời tiêu hủy tang vật gây hại; và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.
Hi vọng rằng nội dung bài viết “Cửa hàng thực phẩm sạch – liệu sản phẩm có sạch” của Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thực phẩm như thế nào được coi là thực phẩm bẩn?” answer-0=”Thực phẩm bẩn là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng chúng. Thực phẩm bẩn rất khó phát hiện bằng mắt thường của chúng ta. Những người có kinh nghiệm quan sát khi đi chợ có thể phân biệt được tuy nhiên trong đa số trường hợp không thể nhận biết được đâu là thực phẩm bẩn và đâu là thực phẩm an toàn. Vì ngày nay các đối tượng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm có nhiều thủ đoạn tinh vi khiến người tiêu dùng mắc lừa chúng. Cách đây một năm cũng có vụ giả thịt lợn thành thịt bò, nhiều người vẫn không thể phân biệt được hai loại thịt này vì sau khi xử lý bằng hoá chất rất khó có thể phân biệt. Muốn biết chính xác thì cần phải nhờ vào việc kiểm tra qua một quá trình xét nghiệm kỹ lưỡng của những người có nhiều kinh nghiệm hoặc có trình độ chuyên môn. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?” answer-0=”An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Những công ty chuyên cung cấp thực phẩm, chế biến thực phẩm và buôn bán thực phẩm tại chợ cũng đều cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tối đa cho người dân.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?” answer-0=”Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì một cuộc sống lành mạnh. Ai trong chúng ta cũng cần có một cuộc sống lành mạnh và những bữa cơm ngon cùng gia đình. Nhưng điều đó lại đang ngày càng bị đe dọa bởi những thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường. Tình hình đó dẫn đến việc cần phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo cho người dân một cuộc sống lành mạnh nhất có thể. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì lợi ích chung. Hiện nay, vấn đề giữ vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào đó mà vấn đề này trở thành vấn đề chung của toàn xã hội. Nói như vậy để hiểu được rằng, giữ gìn vệ sinh thực phẩm chính là đảm bảo lợi ích chung của tất cả mọi người. Khi mọi người được cung cấp những thực phẩm sạch và đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì xã hội sẽ ít có người bị bệnh hơn, cơ hội phát triển cũng nhiều hơn. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]