Cưỡng bức tinh thần là gì, làm sao khi bị cưỡng bức tinh thần?

bởi HoaiThu
Cưỡng bức tinh thần là gì? Thế nào là cưỡng bức tinh thần?

Chào Luật sư. con trai tôi phạm tội giết người. Tuy nhiên, cháu thực hiện hành vi phạm tội khi bị cưỡng bức về mặt tinh thần. Hiện tại gia đình muốn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội bị vì bị người khác đe dọa, cưỡng bứ. Tuy nhiên, gia đình chưa hiểu biết hết về cưỡng bức tinh thần để áp dụng trong trường hợp của cháu! Vậy Luật sư cho tôi hỏi là cưỡng bức tinh thần là gì? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Cưỡng bức tinh thần là gì?

Cưỡng bức là dùng sức mạnh bắt phải làm; còn đe dọa là dọa nạt, làm cho sợ. Cưỡng bức và đe dọa khác nhau về mức độ, nhưng đều là người khác sợ hãi mà phải phạm tội. Khoa học luật hình sự coi trường hợp đe dọa là cưỡng bức về mặt tinh thần. Vì vậy, đe dọa thực chất là một trường hợp của cưỡng bức, nhưng mức độ làm cho người khác sợ hãi ít hơn trường hợp bị cưỡng bức về vật chất ( cưỡng bức về thân thể )

Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những lợi ích khác. Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu người bị cưỡng bức hoàn toàn bị tê liệt về ý chí, không còn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ một tên tội phạm dùng súng uy hiếp một người mẹ phải bóp cổ cho đứa con chết để tránh sự truy tìm của nhà chức trách. Nếu sự cưỡng bức chưa tới mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt ý chí thì người bị cưỡng bức phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng được coi là phạm tội vì do người khác đe dọa, cưỡng bức.

Cưỡng bức tinh thần là gì? Thế nào là cưỡng bức tinh thần?
Cưỡng bức tinh thần là gì? Thế nào là cưỡng bức tinh thần?

Phạm tội khi bị cưỡng bức tinh thần có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Tuy nhiên, theo Điểm k Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

“ Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1.Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

…”

Như vậy có thể thấy, dù là bị đe dọa hay cưỡng bức về tinh thần để phạm tội thì chủ thể thực hiện hành vi phạm tôi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, như trong luật đã quy định, bị đe dọa hay cưỡng bức chỉ được xem là một yếu tố để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Phạm tội khi bị cưỡng bức tinh thần có được miễn trách nhiệm hình sự?

Tại Điều 25 Bộ Luật hình sự đã quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự:

“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.”

Rõ ràng trường hợp bị cưỡng bức về tinh thần dẫn đến việc phạm tội không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật .

Từ những căn cứ pháp lí và giải thích trên có thể thấy rằng người bị cưỡng bức về tinh không được miễn trách nhiệm hình sự mà việc bị cưỡng bức đó chỉ được coi là một tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự .

Cưỡng bức tinh thần phạm tội không phải là tội phạm khi nào?

Cưỡng ép về tinh thần để phạm tội trong một tình huống cấp thiết nào đó. Theo Điều 23 Bộ luật hình sự hiện hành thì: 

“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm….”

Nếu bạn bị cưỡng ép về tinh thần để phạm tội trong một tình thế cấp thiết thì bạn sẽ không bị coi là tội phạm.

Ví dụ: trong trường hợp một người bị cưỡng ép về tinh thần phải bắn bị thương 1 ai đó , nếu không bố mẹ đang bị giữ làm con tin có thể bị giết ngay lập tức. Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi phạm tội rõ ràng không còn sự lựa chọn nào khác và để tránh gây thiệt hại tức là tránh việc bố mẹ mình bị giết nên người đó buộc phải phạm tội. Như vậy người này sẽ không bị coi là tội phạm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cưỡng bức tinh thần là gì? Thế nào là cưỡng bức tinh thần?“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra mã số thuế cá nhân, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, xin giấy phép bay flycam, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là cưỡng bức tinh thần?

Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những lợi ích khác.
Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu người bị cưỡng bức hoàn toàn bị tê liệt về ý chí, không còn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi nào phạm tội vì bị cưỡng bức tinh thần không phải chịu trách nhiệm hình sự?

Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu người bị cưỡng bức hoàn toàn bị tê liệt về ý chí, không còn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Dấu hiệu của cưỡng bức tinh thần là gì?

Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những lợi ích khác. Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm