Cưỡng đoạt tài sản của người khác bị phạt như thế nào năm 2023?

bởi Ngọc Trinh
Cưỡng đoạt tài sản của người khác bị phạt như thế nào

Hiện nay có rất nhiều hành vi lợi dụng lòng tin của người khác nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt tài sản của họ. Cưỡng đoạt tài sản có thể hiểu là hành lấy tài sản của khác và cho đó là tài sản của mình một cách trái phép, lừa dối người ta. Đây là hành vi vi phạm pháp luật mà được quy định mức phạt cụ thể trong Bộ luật hình sự. LSX đã từng có nhiều bài viết về vấn đề hành vi vi phạm pháp luật xử phạt hình sự những chưa có bài viết chi tiết, cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi này. Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chủ đề “Cưỡng đoạt tài sản của người khác bị phạt như thế nào?” nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp ngoại lệ. Có những hành vi phạm tội mà người phạm tội chưa đủ 16 tuổi thì xử phạt như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

  • Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
  • Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
  • Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
  • Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
  • Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
  • Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Cưỡng đoạt tài sản của người khác bị phạt như thế nào?

Đối với tội cưỡng đoạt tài sản có nhiều mức xử phạt khác nhau phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Có thể kể đến các khung hình phạt sau đây:

Khung 1: Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Khung 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể suy ra các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

  • Chủ thể: Người thực hiện hành vi vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Những trường hợp về tuổi được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 2015 và đã được LSX đề cập đến ở nội dung trên.
  • Khách thể: Tài sản của người khác. Đây là tài sản thuộc sở hữu của người khác.
  • Mặt khách quan: Là hành vi gây ra thiệt hại đối với người khác, người mà bị cưỡng đoạt tài sản.
  • Mặt chủ quan: Chủ thể biết đây là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này.
Cưỡng đoạt tài sản của người khác bị phạt như thế nào
Cưỡng đoạt tài sản của người khác bị phạt như thế nào

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là khi nào?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

  • 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.

Lưu ý:

  • Nếu trong thời hạn quy định, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
  • Nếu trong thời hạn quy định, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Khi có quyết định đại xá.

Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Cưỡng đoạt tài sản của người khác có được miễn chấp hành hình phạt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau:

Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sau khi bị kết án đã lập công;
  • Mắc bệnh hiểm nghèo;
  • Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cưỡng đoạt tài sản của người khác bị phạt như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên dày dặn kinh nghiệm chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thủ tục mua nhà đất tại Hà Nội. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Cưỡng đoạt tài sản của người khác có bị chịu trách nhiệm hình sự không?

Cưỡng đoạt tài sản của người khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu?

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các hình phạt chính đối với tội hình sự là gì?

– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Cải tạo không giam giữ;
– Trục xuất;
– Tù có thời hạn;
– Tù chung thân;
– Tử hình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm