Môi trường lao động là một môi trường lớn; đòi hỏi Nhà nước phải ban hành nhiều quy định để có thể điều chỉnh. Bên cạnh những quy định do Nhà nước đưa ra; mỗi doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp,…. lại tự có cho mình những nội quy riêng để điều chỉnh những quan hệ riêng trong nội bộ của mình. Trong nội quy lao động; nội dung không thể thiếu chính là phòng; chống quấy rối tình dục. Tuy nhiên, có thể thấy, việc chứng minh bản thân bị quấy rối tình dục là rất khó khăn. Bởi quấy rối tình dục không cần thiết phải được thể hiện qua hành vi cụ thể mà có thể qua lời nói, ánh mắt. Vậy cưỡng hiếp cấp dưới bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Theo thông tin trước đó, huyện ủy Cô Tô đã gửi báo cáo tới tỉnh ủy Quảng Ninh; đề nghị tạm đình chỉ Bí thư, Chủ tịch UBND huyện để giải quyết đơn tố cáo của một nữ nhân viên. Theo nữ nhân viên cho biết; ông S. đã có hành vi cưỡng hiếp mình. Vụ việc hiện vẫn đang được điều tra và làm rõ.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
Định nghĩa quấy rối tình dục
“Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.
Quấy rối tình dục “trao đổi” (nhằm mục đích đánh đổi) diễn ra khi người sử dụng lao động, người giám sát, người quản lý hay đồng nghiệp thực hiện hay cố gắng thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, kỷ luật, sa thải, tăng lương hay các lợi ích khác của người lao động để’ đổi lấy sự thỏa thuận về tình dục.
Hình thức tồi tệ nhất của hành vi quấy rối tình dục là những hành vi tấn công có tính chất tình dục hoặc hiếp dâm được quy định trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự.
Định nghĩa quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính làm ảnh hưởng xấu tới môi trường làm việc, sự bình đẳng giữa người lao động nam và nữ, gây ra những ảnh hưởng về tâm lý, gây lo lắng, căng thẳng cho nạn nhân dẫn đến môi trường làm việc không an toàn, hiệu suất làm việc cũng như năng suất lao động bị giảm sút và cần phải ngăn chặn.
Những hành vi được cho là quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là những hành vi được thực hiện dưới dạng:
- Trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy lợi ích liên quan đến công việc.
- Hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hành vi quấy rối tình dục bao gồm các hành vi:
- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục.
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục.
- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019; người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định tại Điều 29 của Bộ luật này.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật này.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập; có lời nói, hành vi nhục mạ; hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh sự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật này.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Có thể thấy, hành vi quẩy rối tình dục là một trong những trường hợp để người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, việc chứng minh hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là vô cùng khó khăn.
Xử lý theo nội quy lao động đối với hành vi cưỡng hiếp cấp dưới
Việc hành vi cưỡng hiếp cấp dưới bị xử lý như thế nào sẽ dựa vào quy định trong nội quy lao động. Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019; mức xử lý cao nhất đối với hành vi này là sa thải. Tuy nhiên, do việc xử lý hành vi này nằm trong khuôn khổ cơ quan; nên văn bản được ưu tiên sẽ là nội quy lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy định của pháp luật lao động. Ở đây có thể có 02 trường hợp:
- Trường hợp 1: Nội quy lao động quy định một hình thức xử lý kỷ luật khác không phải sa thải cho hành vi này. Người có hành vi này sẽ chịu mức xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động.
- Trường hợp 2: Nội quy lao động quy định hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi này là sa thải hoặc không quy định. Người có hành vi này sẽ chịu mức xử lý kỷ luật sa thải.
Xử lý hành chính đối với hành vi cưỡng hiếp cấp dưới
Hành vi cưỡng hiếp cần dưới còn có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Xử lý hình sự đối với hành vi cưỡng hiếp cấp dưới
Hành vi cưỡng hiếp cấp dưới theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn đối mặt với những hình phạt sau:
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: người nào dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: có tổ chức; đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; nhiều người hiếp một người; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; có tính chất loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi quấy rối tình dục cấp dưới bị xử lý ra sao theo quy định?
- Bị quấy rối tình dục có xin nghỉ việc được không?
- Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như thế nào
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Cưỡng hiếp cấp dưới bị xử lý như thế nào theo quy định?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động được quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.
Người lao động khi gây thiệt hại cho người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại bằng tiền. Số tiền được sử dụng để bồi thường thiệt hại của người lao động sẽ được trừ trực tiếp vào mức lương hàng tháng của người lao động; nhưng không quá 30% tiền lương thực trả hàng tháng của người lao động.