Câu chuyện Cướp ngân hàng trước đây ở Việt Nam không sảy ra thường xuyên. Tuy nhiên gần đây hành vi này đã sảy ra nhiều cùng với những tội phạm tinh vi hơn, khó nhận biết thủ phạm là ai cùng với vũ khí uy hiếp nguy hiểm và đồng bọn xảo quyệt. Vài ngày qua, câu hỏi về việc cướp ngân hàng bị xử phạt như thế nào liên tục gửi về chúng tôi. Trong bài viết này, hãy cùng LSX tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi cướp ngân hàng là tội gì?
Đối với hành vi cướp ngân hàng hoàn toàn có đủ các yếu tố cấu thành thì hành vi này chính là tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Như vậy; người thực hiện hành vi đã phạm tội cướp tài sản theo quy định tại điều Điều 168 Bộ Luật Hình sự năm 2015:
Điều 168: Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Có thể thấy rằng, mức khung hình phạt khá lớn và đối với tội cướp tài sản; thì không căn cứ vào số tiền cướp được mà chỉ căn cứ vào việc đe dọa; dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản mà thôi.
Mức xử phạt hành vi cướp ngân hàng như thế nào?
Tùy vào tính chất mức độ của hành vi phạm tội; người phạm tội cướp tài sản có thể bị phạt tù từ 3 đến 20 năm, hoặc chung thân. Đồng thời, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 hoặc, quản chế, cấm cư trú…Thông thường, yếu tố quan trọng nhất để xem xét mức độ nguy hiểm của hành vi chính là giá trị tài sản bị cướp.
Ví dụ:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh...
Cấu thành tội cướp tài sản
Chủ thể
Người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên; không mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).
Khách thể
– Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân.
– Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân; thông qua đó người phạm tội xâm phạm khách thể là quan hệ tài sản.
Khách quan
– Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện; dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
– Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản; thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay (như dí dao vào cổ đe dọa người bị hại giao nộp tài sản nếu không sẽ bị đâm).
– Hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: Là hành vi không dùng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực; nhưng làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Hậu quả của tội phạm
– Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm
– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt các trường hợp:
– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe; thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.
– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về nhân phẩm; danh dự mà hành vi xâm phạm của người phạm tội không có liên quan gì đến mục đích chiếm đoạt thì ngoài tội cướp tài sản; người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm danh dự; nhân phẩm.
Chủ quan
– Lỗi cố ý
– Mục đích chiếm đoạt tài sản
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hành vi cầm dao cướp tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Hành vi cướp xe máy của người khác có thể đối mặt mức án 15 năm tù
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hành vi cướp ngân hàng sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Phạt tiền: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng;
– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản;
– Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản bao gồm vật, tiền và con người. Một số tài sản đã được quy định là đối tượng tác động của các tội phạm cụ thể khác mà quan trọng về an ninh quốc gia; vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất độc, chất cháy, chất ma túy…
Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người khác; hành động tấn công này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để cho người bị tấn công biết.