Dẫn giải là gì? Áp giải là gì?

bởi Luật Sư X
Dẫn giải là gì? Áp giải là gì?

Dẫn giải là gì? Áp giải là gì? Đây là băn khoăn và nhầm lẫn của nhiều người khi sử dụng thuật ngữ pháp lý này. Cùng tìm hiểu với bài viết này của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý:

Dẫn giải là gì?

Dẫn giải là khái niệm trong pháp luật hình sự; được quy định cụ thể tại điểm l khoản 1 điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; cụ thể:

“Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.”

Ngoài ra; việc áp dụng dẫn giải được quy định tại khoản 2 điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; như sau:

Điều 127. Áp giải, dẫn giải

2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Áp giải là gì?

Áp giải là khái niệm trong pháp luật hình sự; được quy định cụ thể tại điểm k khoản 2 điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; cụ thể:

“k) Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.”

Ngoài ra, áp dụng áp giải trong trường hợp nào được quy định tại khoản 1 điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể:

Điều 127. Áp giải, dẫn giải

1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

Trường hợp khẩn cấp được hiểu rằng đây là những tình huống cần được tiến hành; được giải quyết ngay; không chậm trễ. Đối với pháp luật hình sự; thì đó được coi là việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn kịp thời; ngay tức khắc; nếu không sẽ để lại những hậu quả, ảnh hưởng tới xã hội. Ví dụ:

– Bắt giữ, kip thời ngăn chặn tội phạm, không để đối tượng phạm thêm tội;

– Hạn chế trường hợp việc bị can, bị cáo sẽ gây thêm tội phạm làm khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử;

– Bảo đảm việc thi hành án.

Sự khác nhau giữa áp giải và dẫn giải là gì?

Dễ dàng có thể nhận thấy tính chất của hai khái niệm rất khác nhau: Dẫn giải thường ở mức độ nhẹ hơn so với áp giải mặc dù về bản chất đều là hoạt động cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.

Áp giải áp dụng khi người được cơ quan có thẩm quyền triệu tập nhưng không tự đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ sẽ bỏ trốn, áp dụng ở đây là bị can, bị cáo và người bị kết án. Ví dụ: Một người Bị can được tại ngoại, khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra nhưng không lên trình diện. Nghi ngờ bị can sẽ bỏ trốn, cơ quan điều tra sẽ điều động cán bộ xuống tại nhà để áp giải lên. Một điểm cần lưu ý đó là việc áp giải bị can không được phép thực hiện vào ban đêm.

Còn dẫn giải được áp dụng trong trường hợp: người có lệnh gọi của cơ quan có thẩm quyền nhưng không tự đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Ví dụ: người bị tâm thần được giám định tại viện pháp y, người này đã được mời lên để nhận kết luận giám định và quyết định giám định lại nhưng không có mặt vì vậy cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành lập biên bản dẫn giải. Quyết định dẫn giải được ban hành bởi điều tra viên hoặc viện kiểm sát.

Câu hỏi thường gặp

Dẫn giải là gì?

Dẫn giải là khái niệm trong pháp luật hình sự; được quy định cụ thể tại điểm l khoản 1 điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; cụ thể:
“Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.”

Áp giải là gì?

Áp giải là khái niệm trong pháp luật hình sự; được quy định cụ thể tại điểm k khoản 2 điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; cụ thể:
“k) Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.”

Sự khác nhau giữa áp giải và dẫn giải là gì?

Dẫn giải thường ở mức độ nhẹ hơn so với áp giải mặc dù về bản chất đều là hoạt động cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
Áp giải áp dụng khi người được cơ quan có thẩm quyền triệu tập nhưng không tự đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ sẽ bỏ trốn, áp dụng ở đây là bị can, bị cáo và người bị kết án.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về vấn đề:

Dẫn giải là gì? Áp giải là gì?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư X. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833 102 102

Xem thêm: Tống đạt là gì? Được quy định như thế nào theo pháp luật?

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm