Chào Luật sư, tôi có vấn đề cần thắc mắc. Hiện tại tôi có người thân đang bị giam giữ. Tôi muốn hỏi người đang bị giam giữ có được sử dụng máy nghe nhạc không? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư X xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Đang bị giam giữ có được sử dụng máy nghe nhạc không?
Danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam
1. Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
3. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.
4. Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm…).
5. Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
6. Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.
Người đang bị giam giữ thì có được sử dụng máy nghe nhạc không?
Theo phân tích như trên thì máy nghe ca nhạc, radio thuộc danh mục đồ cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam. Như vậy, có thể thấy đối với người đang bị giam giữ thì không được sử dụng máy nghe nhạc theo quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA.
Việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm
Khi phát hiện việc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, cán bộ có trách nhiệm tiến hành lập biên bản thu giữ, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải xác định rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình trạng và các đặc điểm khác của đồ vật cấm bị thu giữ. Những đồ vật cấm nghi là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác, ma túy phải niêm phong, có chữ ký của người vi phạm, người làm chứng hoặc người chứng kiến.
Trường hợp không xác định được đối tượng đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì khi thu giữ phải có ít nhất 02 người bị tạm giữ, người bị tạm giam chứng kiến ký biên bản, niêm phong (nếu có) và tổ chức xác minh làm rõ để xử lý.
Cán bộ sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật cấm phải báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý và tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
Việc thu giữ, giao nhận đồ vật cấm phải lập biên bản và vào sổ theo dõi.
Xử lý vi phạm đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp đồ vật cấm sẽ được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý.
Những người khác có hành vi giúp sức, bao che hoặc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì phải lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam có dấu hiệu tội phạm thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị và chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thu giữ, xử lý đồ vật cấm và xử lý vi phạm
1. Hồ sơ thu giữ, xử lý đồ vật cấm và xử lý vi phạm bao gồm:
– Biên bản vi phạm và thu giữ đồ vật cấm (niêm phong nếu có);
– Biên bản ghi lời khai của người vi phạm và người làm chứng (nếu có);
– Bản tường trình của người vi phạm;
– Báo cáo của cán bộ thu giữ đồ vật cấm và đề nghị hình thức xử lý;
– Báo cáo của thủ trưởng cơ sở giam giữ về việc thu giữ và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đồ vật cấm quy định tại khoản 11, Điều 4 của Thông tư này;
– Quyết định thu giữ đồ vật cấm;
– Quyết định xử lý đồ vật cấm;
– Quyết định xử lý vi phạm;
– Biên bản xử lý đồ vật cấm (biên bản bàn giao, tiêu hủy đồ vật cấm);
– Biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định);
– Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ thu giữ, xử lý đồ vật cấm và xử lý vi phạm phải được quản lý, lưu giữ theo quy định.
Người bị tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là gì?
Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
Người bị tạm giữ có quyền:
- Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.
3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Có thể bạn quan tâm
- Người từ đủ 14 đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về những tội danh gì?
- Tại sao lại bỏ vành móng ngựa?
- Bắt giữ người vào ban đêm có được hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, quy trình công ty tạm ngừng kinh doanh; công văn xin tạm ngừng kinh doanh; thông báo giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Buồng tạm giữ là nơi tạm giữ người đang trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, treo biển “Buồng tạm giữ” theo quy định.
Buồng tạm giam là nơi tạm giam người đang trong thời hạn tạm giam gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, treo biển “Buồng tạm giam”, “Buồng giam người chờ chấp hành án phạt tù”, “Buồng giam người bị kết án tử hình, “Buồng kỷ luật” theo đối tượng quản lý giam giữ.