Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

bởi Vudinhha
Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là việc chủ sở hữu phần mềm làm việc với cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận bản quyền phần mềm, việc đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu độc quyền sử dụng phần mềm do mình sáng tạo ra tại Việt Nam. Cùng Luật sư X tìm hiểu quy trình để đăng ký bản quyền phần mềm máy tính nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019
  • Nghị định số 22/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

Phần mềm máy tính là gì, tại sao cần đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?

Phần mềm máy tính là gì:

Phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh; Các mã; Lược đồ hoặc bất kỳ các dạng nào khác. Khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Đăng ký bản quyền phần mềm sẽ giúp quý khách hàng bảo hộ được phần mềm của mình, tránh sự sao chép của người khác.

Phần mềm được chia làm 2 loại:

  • Phần mềm đại trà: Được phát triển để bán ra ngoài thị trường, đối tượng sử dụng phong phú. Những sản phẩm phần mềm này thường là phần mềm dành cho máy tính (hay PC).
  • Sản phẩm theo đơn đặt hàng: Được phát triển cho khách hàng riêng lẻ theo yêu cầu.

Tại sao cần đăng kí bản quyền phần mềm máy tính:

Mặc dù việc đăng ký bản quyền phần mềm không phải là bắt buộc nhưng nó là cơ sở để xác định thời điểm phát sinh quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu đối với phần mềm máy tính. Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ tối đa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu phần mềm.

Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm là cơ sở chứng minh chủ thể nào tạo ra phần mềm khi có tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, hiện nay các công ty phần mềm đôi khi có những xung đột giữa tác giả phần mềm và chủ sở hữu phần mềm, tức giữa nhân viên với công ty thì việc đăng ký bản quyền phần mềm còn là cơ sở xác định quyền giữa tác giả của người tạo ra phần mềm và chủ sở hữu phần mềm là công ty.

Vì thế, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm sẽ được thực hiện theo các bước sau:

 Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:

  • Tờ khai (theo mẫu);
  • 02 bản in mã code phần mềm;
  • 02 bản đĩa CD chứa nội dung phần mềm;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả (nếu có);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung (nếu có);
  • Giấy ủy quyền;

Ngoài các tài liệu nêu trên, tác giả, chủ sở hữu cần phải cung cấp những tài liệu đăng ký như sau:

  • Bản sao chứng minh thư của tất cả các tác giả;
  • Giấy cam đoan của tác giả;
  • Bản sao giấy phép kinh doanh (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân)
  • Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân;​

Lưu ý: Khi tiến hành đăng ký có những trường hợp đặc biệt trong việc đăng ký như:

  • Có 2 hay nhiều tác giả đồng sở hữu bản quyền phần mềm máy tính
  • Công ty đã ký hợp đồng lao động với cán bộ nhân viên là tác giả của phần mềm máy tính được bảo hộ thì có thể là chủ sở hữu của tác phẩm đó.
  • Trường hợp tác giả là người đại diện cho công ty trên phương diện pháp luật thì phải có ký xác nhận của thành viên khác trong ban lãnh đạo.
  • Đĩa CD cung cấp phải có bọc bên ngoài màu trắng để Cục bản quyền đóng dấu chứng nhận.
  • Nếu tác giả là người đại diện theo pháp luật của công ty thì việc ký xác nhận phải do các thành viên khác trong ban lãnh đạo công ty ký xác nhận;

Quy trình thực hiện đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết đăng ký bản quyền phần mềm

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền:
Hồ sơ cần được soạn thảo bởi người có chuyên môn về sở hữu trí tuệ để đảm bảo tính chính xác về hồ sơ, tránh những trường hợp hồ sơ sau khi nộp đăng ký sẽ bị trả về do những thiếu xót trong quá trình soạn thảo.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả:
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký:
Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu xót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính sau khi thẩm định hồ sơ đăng ký:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm;
  • Ngược lại hồ sơ cần bổ sung hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho phần mềm.

Hi vọng bài viết giúp ích cho độc giả!

Liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu về vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ: 0833 102 102

Câu hỏi liên quan

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm?” answer-0=”Quyền đăng ký là quyền của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tác phẩm và tác giả (người sáng tạo ra tác phẩm phần mềm), cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài cũng có quyền đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?” answer-1=”Đăng ký sẽ giúp chủ sỡ hữu phần mềm được toàn quyền (độc quyền) sử dụng phần mềm máy tính do mình sáng tạo ra, việc đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu chứng minh được quyền của mình và có thể ngăn chặn, xử lý được mọi hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm phần mềm của bên thứ 3.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm có hiệu lực ở đâu?” answer-2=”Phần mềm thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả, hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ theo nguyên tắc lãnh thổ (đăng ký quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó). Do đó, trường hợp đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam, hiệu lực giấy chứng nhận sẽ toàn lãnh thổ Việt Nam.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm