Thủ tục đăng ký nhãn hiệu là một trong những dịch vụ được cung cấp bởi Luật Hoàng Phi. Việc đăng ký là hết sức quan trọng đối với chủ sở hữu để xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình. Vậy nhãn hiệu là gì, việc đăng ký cho nhãn hiệu được tiến hành như thế nào? Hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là gì ?
Nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa; dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất; kinh doanh khác nhau, nó có thể là từ ngữ; hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người; hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam; bao gồm các bước (i) tra cứu nhãn hiệu; (ii) nộp đơn đăng ký; (iii) theo dõi đơn; (iv) nhận giấy chứng nhận.
Đăng ký rất quan trọng và là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam; việc đăng ký sẽ được thực hiện tại cơ quan chức năng thông qua thủ tục hành chính;do chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc người/tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiên.
Quy trình thủ tục đăng ký
- Thời gian thẩm định hình thức; 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ; 02 tháng
- Thẩm định nội dung của nhãn hiệu ;09-12 tháng
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu; 01-02 tháng kể từ ngày có thông báo dựu định cấp Giấy chứng nhận.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký.
- Tờ khai đăng ký;
- Tài liệu, mẫu vật; thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức; Giấy chứng minh nhân dân; hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân.
- Chứng từ đã nộp phí; lệ phí.
Trình tự ,thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký sẽ được thực hiện theo 07 bước sau đây.
Bước 1: Tư vấn đặt tên và thiết kế đăng ký
Vì nhãn hiệu được coi là hình ảnh; tên gọi của sản phẩm mà chủ sở hữu đặt niềm tin phát triển kinh doanh. Do đó; nếu nhãn hiệu được đặt tên đảm bảo ý tưởng của chủ sở hữu đồng thời có sự cố vấn của những người chuyên môn sâu.
Tên nhãn hiệu và việc thiết kế nhãn hiệu có thể được thể hiện theo các hình thức;
- Thể hiện dưới dạng từ không có nghĩa.
- Thể hiện dưới dạng từ có nghĩa; (Lưu ý: Không đặt tên nhãn hiệu mang ý nghĩa mô tả sản phẩm đăng ký như: mô tả tính chất của sản phẩm – ngon, ngọt…; mô tả nơi sản xuất của sản phẩm – Bưởi Năm Roi, Gốm Bát Tràng, Gốm Chu Đậu…).
- Thể hiện dưới dạng số (Nếu nhãn hiệu chỉ có số, cần được thiết kế cách điệu các số, tạo sự khác biệt về cách thiết kế).
- Thể hiện dưới dạng hình (hình ảnh cũng không mang tính chất mô tả sản phẩm).
- Thể hiện dưới dạng kết hợp phần hình và phần chữ (số).
Bước 2: Phân Nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký
Trong quá trình tư vấn đăng ký cho khách hàng; chúng tôi thường hỏi khách hàng về lĩnh vực kinh doanh; hoặc sản phẩm mà khách hàng dự định gắn nhãn hiệu lên để có cơ sở phân nhóm đăng kí.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1; hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó; từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.
1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó; để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn
Tra cứu là công việc đầu tiên cần làm để đánh giá được khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Việc tra cứu sẽ giúp khách hàng đảm bảo được đơn đăng ký sau khi nộp; sẽ có khả năng được cấp giấy chứng nhận đăng ký; tránh việc mất chi phí nộp đơn nhưng do không tra cứu trước khi nộp dẫn đến trường hợp đơn đăng ký bị từ chối.
Hiện nay, tại Việt Nam có mấy hình thức tra cứu như sau:
- Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google; Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu ABC cho sản phẩm thời trang; khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp; hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là khách hàng chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo/
- Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ; http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC; và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)
- Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: khi khách hàng sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu; các công ty dịch vụ (như Luật Hoàng Phi) sẽ tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên; kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%.
Bước 4: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký của chúng tôi; hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ do công ty chúng tôi soạn thảo và ký kết. Tài liệu duy nhất khách hàng cần ký khi đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp đã ủy quyền cho công ty chúng tôi là Giấy ủy quyền.
Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi kết quả tra cứu nhãn hiệu có khả năng đăng ký; khách hàng hãy ngay lập tức nộp đơnđể lấy ngày ưu tiên Việt Nam áp dụng nguyên tắc ai nộp đơn trược sẽ được quyền ưu tiên trước.
Bước 6: Thẩm định đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT; nhãn hiệu phải trải qua các giai đoạn sau:
-
Thẩm định hình thức
Tiến hành trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Lưu ý: Thẩm định hình thức là giai đoạn 1 trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; giai đoạn này khi đơn đăng ký được cục SHTT xác nhận là hợp lệ; cục SHTT sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền đăng ký.
Trường hợp đơn có thiếu xót, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký; yêu cầu chủ đơn; hoặc người được ủy quyền sửa chữa; hoặc bổ sung thông tin thiếu trong thời gian 1 tháng tình từ ngày ra thông báo, quá thời gian nêu trên đơn sẽ bị từ chối và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn, đồng thời tốn kém thêm chi phí.
-
Đăng công báo
Công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
Giai đoạn này; Cục SHTT sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin đơn; Người nộp đơn; tổ chức đại diện; nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn…vv.
Mục đích của việc đăng ký này là để bên thứ 3 có thể xem xét và đánh giá đơn đăng ký đã nộp. Trường hợp nhận thấy; nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình; bên thứ 3 có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.
-
Thẩm định nội dung
Tiến hành trong thời hạn 9 tháng.
Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu; như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn; hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?
Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ; Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu; hoặc ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký trường hợp đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.
-
Ra thông báo cấp văn bằng và tiến hành nhận giấy chứng nhận đăng ký
Tiến hành trong 2 tháng. Sau khi có thông báo cấp văn bằng; người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký.
Với tư cách là tổ chức đại diện được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép hoạt động; Luật sư X có đầy đủ quyền hạn; tư cách pháp lý để tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu của Luật Sư X.
Quý khách hàng có thể tham khảo sự khác biệt giữa công ty có chức năng đại diện; và công ty không có chức năng đại diện để quyết định nên sử dụng dịch vụ của công ty nào.
Với tư cách là tổ chức đại diện được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép hoạt động Luật sư X có đầy đủ quyền hạn; tư cách pháp lý để tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật sư X.
Quý khách hàng có thể tham khảo sự khác biệt giữa công ty có chức năng đại diện và công ty không có chức năng đại diện để quyết định nên sử dụng dịch vụ của công ty nào.
Bước 7: Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản chứng nhận bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký. Nội dung được ghi nhận trên giấy chứng nhận bao gồm: Thông tin chủ sở hữu (Tên, địa chỉ); Số chứng nhận; Ngày nộp đơn đăng ký; Thời hạn bảo hộ; Mẫu nhãn hiệu; Nhóm đăng ký;…
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm, được gia hạn nhiều lần liên tiếp.
Theo đó, chúng tôi sẽ lưu ý tới khách hàng thời hạn hết hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong khoảng thời gian luật định nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, tránh việc quên lãng thời gian gia hạn bảo hộ.
Như vậy, về cơ bản thủ tục đăng ký nhãn hiệu chỉ bao gồm 7 bước đơn giản mà chúng tôi giới thiệu ở trên. Với những cá nhân, tổ chức đã từng thực hiện thủ tục này sẽ củng cố thêm kiến thức, kỹ năng. Còn với những người lần đầu tiên thực hiện sẽ có cái nhìn tổng quát về vấn đề.
Trên đây là tư vấn của luật sư X, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật sở hữu chí tuệ hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Đăng ký nhãn hiệu là gì?” answer-0=”Đăng ký là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam; bao gồm các bước (i) tra cứu nhãn hiệu; (ii) nộp đơn đăng ký; (iii) theo dõi đơn; (iv) nhận giấy chứng nhận.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thời gian thẩm định hình thức khi đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?” answer-1=”Thời gian thẩm định hình thức; 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?” answer-2=”Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký gồm Tờ khai đăng ký; Tài liệu, mẫu vật; thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định; Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ); Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu; Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức; Giấy chứng minh nhân dân; hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân. Chứng từ đã nộp phí; lệ phí.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]