Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì trong quy định của pháp luật 2022?

bởi Minh Trang
Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì?

Bạo lực diễn ra trong cuộc sống của chúng ta hằng ngày. Bạo lực gia đình trong đó liên quan đến bạo hành, ngược đãi trẻ em trong thời gian gần đây đã mang lại cái kết đầy thương tâm, gây phẫn nộ khiến cho dư luận bức xúc. Vậy bạo hành trẻ em là gì? Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì? Xin được giải đáp.

Bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ đề cập đến quy định của pháp luật về vấn đề này ở bài viết “Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì?” cùng những thông tin liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bạo hành trẻ em là gì?

  • Trước khi tìm hiểu về hành vi bạo hành trẻ em, ta cần biết người bao nhiêu tuổi thì được gọi là trẻ em. Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
  • Theo quy định tại khoản 6, Điều 4 Luật Trẻ em 2016 bạo lực trẻ em là hành vi:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

– Xâm hại thân thể, sức khỏe;

– Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em.

Như vậy, bạo hành trẻ em được hiểu là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em, trong đó:

– Bạo lực thể chất là hành vi dùng vũ lực với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác như: đánh đập, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể.

– Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần có thể bao gồm: chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; gây áp lực thường xuyên về tâm lý hoặc hành động khác gây tổn thương tinh thần. Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến thể chất nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em.

Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì?

  • Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

  • Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Luật Trẻ em 2016 thì bạo lực đối với trẻ em là một trong số các hành vi bị cấm. Do đó, hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
  • Tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em

  • Theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên;

+ Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

  • Không chỉ bị xử phạt hành chính, người có hành vi đánh và bạo hành trẻ còn có nguy cơ bị xử lý hình sự.

Bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

  • Hành vi bạo hành thì căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi mà cá nhân đó gây ra có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Đối với hành hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 bao gồm các tội sau: (Điều 134) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; (Điều 128) Tội vô ý làm chết người; (Điều 123) Tội giết người; (Điều 140) Tội hạnh hạ người khác.
  • Ví dụ: Điều 140 Bộ luật hình sự quy định:

“Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.”

  • Bên cạnh đó người có hành vi bạo hành còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.
Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì?
Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì?

Mức xử phạt và hình thức xử lý bạo hành trẻ em cụ thể là gì?

  • Điều 12 Luật trẻ em năm 2016 quy định về quyền trẻ em:

“Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.”

  • Tùy theo mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi gây ra, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đối với sức khỏe của trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 03 năm tù (điểm e, khoản 1 Điều 134 BLHS)

– Tội giết người dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (điểm b, khoản 1, Điều 123 BLHS).

  • Khoản 5, Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định hành vi “Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác” là hành vi bị nghiêm cấm. Điều này được hướng dẫn cụ thể trong Điều 8, Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật, cụ thể:

“1. Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

2. Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

3. Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

4. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ.

5. Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.”

  • Người thực hiện những hành vi được liệt kê trên có thể bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam; mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ em bị xâm hại quyền lợi, làm thế nào để tố cáo, giúp đỡ?

– Báo cho tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
– Tố giác với Công an nếu phát hiện trẻ bị xâm hại nghiêm trọng quyền lợi

Phát hiện bạo hành trẻ em báo cho ai để tố cáo?

Là bất cứ ai, nếu phát hiện trẻ em bị xâm hại, bạo hành hãy liên hệ ngay tới tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để được hỗ trợ.
– Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
– Ứng dụng Tổng đài 111
– Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
– Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm